trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 177 bài
  1 - 20 / 177 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị thế giới
Loạt bài: Ngày Báo chí Việt Nam 21 tháng Sáu
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49 
15.9.2004
Nguyễn Thành Tiến
Báo chí Trung Quốc và „quyền được biết“ của nhân dân
 
Ban Tuyên Huấn TƯ là cơ quan của TƯ ĐCS Trung Quốc chuyên lãnh đạo công tác văn hoá, tuyên truyền, dư luận, báo chí… (được mệnh danh là “Thái thượng hoàng” của báo chí). trong thời kỳ trước và sau Cách mạng Văn hoá, Mao Trạch Đông đã từng gọi Ban Tuyên Huấn TƯ do Lục Định Nhất, Chu Dương… lãnh đạo là “Điện Diêm vương” bởi nó chuyên bảo vệ phái hữu để chống lại phái tả. Trong lịch sử Trung Quốc, lãnh đạo Ban Tuyên Huấn TƯ thường là vật hy sinh của các cuộc đấu tranh chính trị. Giữ chức vụ trưởng Ban Tuyên Huấn TƯ qua các thời kỳ gồm có: Lục Định Nhất, Tập Trọng Huân, Đào Chú, Trương Bình Hóa, Hồ Diệu Bang, Vương Nhiệm Trọng, Đặng Lực Quần, Chu Hậu Trạch, Đinh Quang Căn, Vương Nhẫn Chí…Trưởng Ban Tuyên Huấn TƯ hiện nay là Lưu Vân Sơn.
Cách đây không lâu, ông Tiêu Quốc Tiêu, Giáo sư trường đại học Bắc Kinh đã tung lên mạng Internet bài phát biểu „Thảo phạt Ban Tuyên Huấn Trung Ương“ gây chấn động khắp trong và ngoài nước. Ông cho rằng Ban này mượn lý do “áp đảo nhằm ổn định“ để hạn chế báo chí, không cho phép báo chí đăng những tin có tính nhạy cảm như dịch bệnh, công nhân bị nợ lương, nông dân bị áp bức... và đặt câu hỏi: „Ban Tuyên Huấn giám sát báo chí, vậy ai giám sát Ban Tuyên Huấn?“.

Hiện tại ở Trung Quốc, nhân dân rất giác ngộ về „quyền được biết“ của mình và họ đang trông chờ ở báo chí. Báo chí có nắm được thông tin thì mới thực hiện được chức năng giám sát, đó cũng là tiền đề thực hiện „quyền được biết“ của công dân. Nhưng, „để giữ vững trật tự xã hội“, Ban Tuyên Huấn thường ra các chỉ thị „không được, không được và không được...“ khiến nhân dân hiểu đó là „lệnh cấm“.


Báo chí là công cụ giám sát bằng dư luận

Năm 2003 ở Trung Quốc có một hiện tượng khá ngoạn mục, đó là việc báo chí đã phát huy được sức mạnh của dư luận trong đời sống xã hội. Bất chấp „lệnh cấm“ của lãnh đạo địa phương, những thông tin về dịch SARS, về vụ án Tôn Chí Cương, một sinh viên mới ra trường, đến Quảng Châu tìm việc làm, do chưa có giấy đăng ký tạm trú nên bị cảnh sát hành hạ đến chết; những vụ thị dân khiếu nại về giải toả, đền bù, nông dân khiếu nại bị quan tham hà hiếp... xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên bàn làm việc của các đại biểu nhân dân, các nhà lãnh đạo Đảng, khiến Quốc hội và Chính phủ phải điều chỉnh một số chính sách. Tại kì họp đầu năm 2004, Quốc hội Trung quốc đã xem xét phê chuẩn hơn 1300 vụ việc, nhiều nhất từ trước đến nay. Trong số đó, „tam nông“ (nông dân, nông nghiệp, nông thôn) là những vấn đề nổi cộm và nhiều nhất, chiếm tỉ lệ 1/10. Cũng tại kỳ họp này, bản báo cáo điều tra về „Tình hình nông dân Trung Quốc“ do hai nhà văn đại biểu Quốc hội tỉnh An Huy, là Trần Quế Khang và Xuân Đào thực hiện đã gây chấn động mạnh, bởi trong đó có đoạn: „Nông dân ngày nay bị áp bức còn nặng nề hơn cả thời Quốc dân đảng và quân Nhật phiệt thống trị...“ Như vậy nhà văn đã viết ra những điều mà đáng lẽ nhà báo phải viết, nhà văn đã nói ra những điều mà đáng lẽ nhà báo phải nói. Phải chăng các nhà báo đã bị ràng buộc bởi các chỉ thị của Ban Tuyên Huấn?


Quan tỉnh „ngã ngựa“ dân không biết

Hàn Quế Phương, đại biểu Quốc hội, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị tỉnh Hắc Long Giang không có mặt tại ký họp Quốc hội đầu năm, khiến mọi người khó hiểu. Được biết, lúc đó bà dính vào một số vụ rắc rối, đang bị đình chỉ công tác để điều tra. Ngày 13.02.2004, người ta thấy bà xuất hiện công khai lần cuối tại Hội nghị hiệp thương chính trị tỉnh Hắc Long Giang khoá IX (lần II). Sau khi hội nghị kết thúc, bà nói với một người thân: „Tôi hiện đang sống dở chết dở đây.“ Có người tiết lộ, con trai cả của bà Hàn làm việc tại chi nhánh ngân hàng Quang Đại ở Cáp Nhĩ Tân bị điều tra về tội nhận hối lộ một khoản tiền lớn có liên quan đến mẹ y. Mã Đức, nguyên Bí thư Thành ủy Thoá Hoà, phạm tội bán chức, nhận hối lộ gần 20 triệu Nhân dân tệ đã khai ra đồng phạm Hàn Quế Phương trong lúc bà Hàn vừa được „đề bạt“ chức Giám đốc Sở Tài chính. Vấn đề nghiêm trọng vậy mà dân không được ai thông báo chính thức.

Thông tin công khai là một nhu cầu về „quyền được biết“ của công dân, bởi công dân không thể sống thiếu thông tin được. „Quyền được biết“ là một trong những quyền cơ bản của công dân, cần phải được bảo hộ. Tiền đề của giám sát là cơ chế mở cửa thông tin công khai, rõ ràng. Ông Trần Tiên Nguyên - giảng viên trường đại học Giao thông Thượng Hải cho rằng: Tin báo chí là người gác cổng của xã hội, đây là một nguyên lý cơ bản của thông tin, nhưng lâu nay dường như người ta quên mất điều đó. Năm ngoái, khi báo chí thông tin về dịch SARS, vấn đề mới lại được giới học thuật và những người làm công tác thực tiễn quan tâm. Gần đây, khi Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cho thực hiện thí điểm „Điều lệ giám sát nội bộ Đảng“ thì vai trò của viêc giám sát bằng dư luận đã được coi trọng, đưa lên vị trí hàng đầu.


Báo chí được tôn vinh?

Hơn 10 năm trước, Đài Truyền hình Trung Quốc mở chuyên mục „Tiêu điểm hôm nay“, được đông đảo nhân dân đón xem một cách hứng thú. Họ phát hiện đây là chuyên mục chủ yếu vạch trần và phê phán những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, là một chiếc „phong vũ biểu“ của xã hội. „Tiêu điểm hôm nay“ đã trở thành một thứ vũ khí chống tiêu cực xưa nay hiếm của báo chí Trung Quốc, được nhân dân tín nhiệm gọi là „Tiêu Thanh Thiên“. „Tiêu điểm hôm nay“ trung bình mỗi ngày nhận được 20.000 cú điện thoại qua „đường dây nóng“ và 30.000 bức thư của nhân dân từ mọi miền đất nước gửi về phản ảnh những oan trái, bức xúc của mình, khiến Ban công tác bạn xem đài luôn trong tình trạng quá tải. Được biết, Trung Quốc có trên 60 đài truyền hình trung ương và địa phương có chuyên mục tương tự như „Tiêu điểm hôm nay“, đó là chưa kể báo viết.

Nhưng cũng đáng tiếc là kể từ năm 1998 đến nay, việc giám sát bằng dư luận thông qua báo chí ngày càng giảm. Nguyên nhân của vấn đề có thể lý giải như sau: Xét về hình thức thì việc giám sát bằng dư luận vẫn phát triển, các chuyên mục chống tiêu cực vẫn xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có điều, sau cái hình thức đó, lực cản của việc giám sát bằng dư luận cũng xuất hiện nhiều không kém từ các nhà lãnh đạo cơ quan công quyền ở trung ương và điạ phương. Có không ít người đã phát biểu: Chuyên mục „Tiêu điểm hôm nay“ ngày càng thấy nhạt phèo! Đây không chỉ là nỗi thất vọng của dân đối với Đài truyền hình mà đối với cả báo chí.

Trung Quốc hiện có trên 5000 cơ quan báo chí với trên 550.000 cán bộ, nhân viên. Cơ quan chủ quản tối cao của họ là Ban Tuyên Huấn Trung Ương. Tại Lưỡng Hội (Hội nghị đại biểu nhân dân và Hội nghị hiệp thương chính trị) diễn ra đầu năm nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phát biểu: „Hoan nghênh báo chí giám sát chính phủ“, „công chúng không thể thiếu quyền được thông tin“... Hy vọng những lời phát biểu đó sẽ thành hiện thực, để báo chí lấy lại được niềm tin của nhân dân.
Nguồn: Tạp chí Nghề Báo của Há»™i nh� báo TP HCM, tháng 8.2004, tr. 48-49
(theo Tuần san Á châu)