trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 103 bài
  1 - 20 / 103 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tư tưởngVăn hoá và phát triển
Loạt bài: Trí thức và thời cuá»™c
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34 
27.10.2008
Andrew Purvis, Katerina Zachoalova
Milan Kundera, tên chỉ điểm cộng sản?
Phạm Văn lược dịch
 
Lời người dịch: Sau khi tờ Respekt đưa “vụ Kundera” ra ánh sáng [1] , đã có nhiều dư luận trái nghịch [2] . Khá nhiều bài viết xem đó là sự thật không thể chối cãi và lên án, đôi khi khá dõng dạc. Một số khác tỏ ra hoài nghi, tiêu biểu là Václav Havel, ông không tin Kundera đã đi báo cảnh sát rằng “có người nói với ông là có người đã nói với họ là một tên gián điệp sẽ lộ mặt để tìm cái va ly của hắn” [3] . Sau đây là một bài viết khác đưa ra nhiều góc cạnh của vấn đề và tương đối công bằng.
Milan Kundera sống chưa tới ba thập niên ở đất nước ngày nay gọi là Cộng hoà Tiệp Khắc, và một số tác phẩm hay nhất của ông vẫn chưa xuất bản trên quê hương ông. Nhưng ông vẫn được xem là một trong các nhà văn lớn nhất của đất nước, và quan trọng hơn nữa, là tiếng nói hàng đầu của thế hệ đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản để đi theo chủ nghĩa cấp tiến trí thức của phong trào Mùa Xuân Prague trước khi bị xe tăng Xô-viết đè bẹp.

Vì thế lời cáo buộc gần đây, rằng khi là sinh viên dưới chế độ cộng sản, ông đã tố giác một thanh niên khác với công an khu vực, khiến người ta nản lòng, và hơi hoài nghi. Tác giả cuốn The Unbearable Lightness of Being (Đời nhẹ khôn kham) và nhiều cuốn tiểu thuyết bán chạy hàng đầu đã mạnh mẽ chối bỏ lời cáo buộc, ông nói lời cáo buộc là một nỗ lực nhằm “giết nhân cách” và thậm chí ông không biết gì về người thanh niên trong cuộc – một điệp viên gốc Tiệp của cơ quan tình báo phương Tây, anh này sau đó bị lãnh án 22 năm tù.

Người Tiệp không sửng sốt lắm về tin Kundera, 79 tuổi, hiện sống ở Paris, hồi còn là người cộng sản trung kiên có thể chỉ điểm kẻ bị ngờ là kẻ thù giai cấp. Hồi đó những việc như vậy không phải là bất thường. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên nhất là bí mật đã được giữ lâu đến thế. Đồng thời, những người ủng hộ ông nhấn mạnh là những chuyện như vậy không làm giảm giá trị nhà văn của ông và thậm chí có thể giải thích tài năng của ông: sự thờ ơ về đạo đức, và gần như nỗi ám ảnh của ông đối với các đề tài về sự lên án và phản bội. Nhà văn sử học Pavel Janousek thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hoà Tiệp nói: “Tôi vẫn biết [Kundera] là người cộng sản, một người đã tin vào lý tưởng. Những chuyện như vậy không thể gạt bỏ. Nhưng ông ta vẫn là một nhà văn lớn. Chỉ có một số đề tài được xem là văn chương cũng được xem là cá nhân”.

Jiri Zak, người dịch một số tác phẩm viết bằng tiếng Pháp của Kundera sang tiếng Tiệp, nói với Thông tấn xã Tiệp CTK rằng các lời cáo buộc là “một ngạc nhiên hiểm độc và khó hiểu”, không chỉ vì anh điệp viên bị tố cáo suýt lãnh án tử hình, mà vì nó sẽ không làm thay đổi nhận định của ông về tác phẩm của nhà văn.

Ivan Klima, tiểu thuyết gia và kịch tác gia người Tiệp cùng thời với Kundera, viết trên một tờ báo Tiệp: “Mọi điều nhà văn trải qua có thể phản ảnh phần nào trong tác phẩm của ông ta. Có lẽ nhu cầu tiềm thức muốn tính sổ với [một kinh nghiệm quá khứ] có thể kích thích sáng tạo nên một tác phẩm lớn. Đó là nghịch lý của sáng tạo, và thật ra là nghịch lý của chính cuộc đời”. Tuy nhiên, Klima nói thêm với tờ Time rằng trong khi “bất kỳ một chi tiết nào về tiểu sử tác giả đều có thể giúp giải thích tác phẩm của ông ta, nhưng nó vẫn không mang yếu tố quyết định”. Klima nói, nhà văn Tiệp, Jaroslav Hasek, là một “gã say”, nhưng ông vẫn viết nên tuyệt tác The Good Soldier Svejk.

Tạp chí Respekt của Tiệp và Viện Nghiên cứu Các Chế độ Độc tài, cơ quan nghiên cứu và lưu trữ hồ sơ lịch sử do chính phủ tài trợ, đã đăng bài tố cáo [4] . Tờ tạp chí và viện nghiên cứu công bố một tài liệu của cảnh sát thời đó ghi tên Kundera là người đã báo cho cảnh sát chỗ tìm Miroslav Dvořáček, ông này là cựu phi công quân sự trốn qua Tây Đức hồi năm 1949. Dvořáček gia nhập cơ quan tình báo phương Tây và bí mật trở về năm 1950. Kundera không tiếp xúc với báo chí cả chục năm, tuần này ông lên tiếng chối bỏ lời cáo buộc, khẳng định rằng ông thậm chí chưa hề biết tới điệp viên này, và chuyện chỉ điểm “đã không xảy ra”.

Hôm thứ Năm, 16 tháng Mười, chuyện lộn xộn về lời tố cáo càng sâu hơn khi có lời cáo buộc mới xuất hiện trong giới truyền thông Tiệp, rằng người chỉ điểm không phải là Kundera mà là một người bạn đã chết, tên Miroslav Dlask. Nhà văn sử học Tiệp, Zdenek Pesat, 80 tuổi, viết một thông báo nói Dlask đã kể cho ông rằng anh ta đã báo với cảnh sát chỗ trọ của Dvořáček. Qua cuộc nói chuyện điện thoại, Hana Pesatova, vợ của Pesat (ông đang phải thở bằng máy hô hấp nhân tạo và không nói được), kể với báo Time rằng chồng bà “nhớ rõ chuyện này. Kundera không dính líu. Dlask đã tìm chồng bà và kể cho ông chuyện này”. Bà không giải thích nổi, tại sao tên của Kundera lại xuất hiện trong báo cáo của cảnh sát.

Trong khi không bình luận gì về tính xác thực của lời tố cáo Kundera, các sử gia Tiệp đề nghị nên trình bày sự việc trong bối cảnh của nó, hồi đó việc vạch trần một người bị ngờ là kẻ thù của nhà nước là điều khá phổ biến trong giới sinh viên Tiệp. Ondrej Tuma, giám đốc Viện Lịch sử Đương đại, nói: “Chuyện này nằm trong bối cảnh thời đó. Xã hội Tiệp Khắc, và nhất là những người trẻ, giới trí thức, điên cuồng về ý thức hệ cộng sản. Họ tuyệt đối xem nó là việc hệ trọng, kể cả trong tuyên truyền và trong chứng cuồng sợ gián điệp. Hàng ngàn thanh niên đã hành động như nhau.”

Tuna nói, hồi đó một lời tố giác như thế thậm chí không bị coi là phản bội. Ông nói: “[Kẻ chỉ điểm] đứng về một phe của cuộc đấu tranh và tố cáo kẻ thù. Nhưng anh ta cũng biết tới hậu quả. Những người đó tin rằng đấu tranh giai cấp là gay go”. Tuna kết luận: “Khi đốn một khu rừng thì sẽ văng gỗ vụn”. Rốt cuộc Dvořáček nằm tù gần 14 năm, phần lớn trong một trại lao động lừng danh là mỏ uranium ở Bohemia.

Ngoài ra, chuyện xôn xao này cho thấy khó khăn trong lúc thu nhặt sự thật từ các văn khố thời cộng sản. Hầu hết các nước Đông Âu hậu cộng sản đều có hồ sơ cảnh sát tương tự như tài liệu tìm thấy trong vụ này. Và những người nổi tiếng chống đối chủ nghĩa cộng sản như cựu Tổng thống Tiệp Václav Havel và nhà báo phản kháng người Ba Lan Adam Michnik đã tích cực phản đối việc tiết lộ nội dung những hồ sơ này ra công chúng, sợ rằng tài liệu sẽ bị giải thích sai, bị dùng để đạt lợi ích chính trị, hay để trả thù cá nhân. Những người hoài nghi còn nói cảnh sát thời cộng sản thường giả mạo tài liệu để gây khó xử cho kẻ thù của chế độ.

Dù vậy, những lời tố cáo Kundera gần đây nhất đã thúc đẩy đối thoại khắp châu Âu và làm nhớ tới sự nhập nhằng đạo đức và những thoả hiệp đã ám ảnh nhiều thế hệ từng sống trong Thế chiến thứ Hai và thời Chiến tranh Lạnh – và đó cũng chính là loại đề tài tiểu thuyết đã làm Kundera nổi tiếng.


Bản tiếng Việt © 2008 talawas



[1]Bản tiếng Tiệp trên tờ Respekt ngày 12.10.2008:
http://www.respekt.cz/login.php?mes=no&odkudPoprve=%252Fclanek.php%253FfIDCLANKU%253D2239%2526fIDROCNIKU%253D2008
Bản dịch tiếng Anh của bài báo này:
http://www.salon.eu.sk/article.php?article=717-the-saddest-of-jokes-english (chú thích của talawas)
[2]Xem thêm bản dịch bài viết của Martin M. Simecka, Tổng biên tập tuần báo Respekt , trên talawas:
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14560&rb=0306 (chú thích của talawas)
[3]Havel kết luận bài viết của ông trên tờ Respekt khi ông nhắc “các sử gia trẻ” hãy “làm ơn cẩn thận khi phán xét lịch sử! Nếu không, như cha ông của các bạn, các bạn có khả năng làm điều hại hơn điều tốt, ngay cả khi muốn làm việc tốt”. Havel nhắn với Kundera: “Milan, hãy cố vượt lên nó! Cuộc đời có nhiều việc tệ hơn – anh biết quá rồi – còn tệ hơn cả bị báo chí mạ lị”. Havel và Kundera đã nhiều lần bất đồng ý kiến về vai trò của người chống cộng ở Tiệp, Havel cho rằng Kundera hơi cynic. Xem thêm: Rob Cameron, “Unlikely ally Havel comes to Kundera’s defence”, Radio Praha, 21/10/2008. http://www.radio.cz/en/article/109549
[4]Bài trên website của Viện Nghiên cứu Các Chế độ Độc tài: http://www.ustrcr.cz/en/recollections-of-anti-communist-fighters-and-resistants-miroslav-dvoracek. Trích báo cáo của cảnh sát số 624/1950: “Hôm nay vào khoảng 16.00 giờ, một sinh viên, Milan Kundera, sinh ngày 1.4.1929 tại Brno, ngụ tại ký túc xá sinh viên tại George VI Avenue khu Prague VII, tự đến trình diện tại cơ quan này và báo cáo rằng một sinh viên, Iva Militká, ngụ tại ký túc xá, đã nói với một sinh viên tên Dlask, cũng ngụ tại ký túc xá đó, rằng cô ta đã gặp một người quen của cô ta, Miroslav Dvořáček, ở Kláro tại Prague vào cùng ngày. Tên Dvořáček nói trên chắc chắn đã để lại một va li cho cô ta giữ, nói tới chiều hắn sẽ đến lấy. (...) Dvořáček đúng là kẻ đã đào ngũ và từ mùa xuân năm ngoái có thể đã đi bất hợp pháp qua sống ở Đức."
(chú thích của talawas)
Nguồn: Andrew Purvis và Katerina Zachovalova, “