trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 884 bài
  1 - 20 / 884 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcVăn học Việt Nam
Loạt bài: Văn học miền Nam trÆ°á»›c 1975
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63 
9.10.2003
Nguyễn Viện
Nhìn thấy Bùi Giáng lần cuối
 
Lúc đó, tôi đang làm ở báo Thanh Niên. Sếp tôi, tổng thư ký tòa soạn Nguyễn Khắc Nhượng, bảo ông Bùi Giáng đang nằm cấp cứu trong bệnh viện Chợ Rẫy, ông vào xem thế nào. Tôi vào, cùng với một phóng viên ảnh. Lẽ ra, không một ai được phép vào gặp ông ấy trong thời điểm đó, nhưng nể tôi là nhà báo, bác sĩ trưởng khoa cấp cứu Tề Văn Tiếng đã đồng ý cho chúng tôi vào.

Ở Sài Gòn, không mấy ai (trong giới văn nghệ) lại đã không từng gặp Bùi Giáng. Bình thường ông ăn mặc kiểu "Cái bang", múa may ngoài đường, bất cứ ai có vài đồng lẻ cũng có thể mời ông uống một ly cà phê, nói dăm ba câu, hoặc được ông tặng vài câu thơ viết trên một tờ giấy vụn. Bảo ông điên cũng được, bảo tỉnh cũng không sai.

Cái con người rất "bụi" ấy, giờ đây, trước mắt tôi, đang nằm trên chiếc giường sắt của bệnh viện, chuẩn bị giải phẫu. Toàn bộ thân thể ông đã được cạo trắng, sạch sẽ. Trần truồng. Ðược đắp trên người tấm drap trắng. Trông ông nhỏ bé và thơ dại, dù khuôn mặt hóm hém. Phóng viên ảnh nháy máy.

Bác sĩ Châu, người phụ trách mổ cho Bùi Giáng, nói với tôi không hy vọng lắm, nhưng sẽ cố gắng. Bác sĩ Châu cũng cho tôi biết, ngoài gia đình nhà thơ, người đầu tiên và có lẽ cũng là người cuối cùng đến với Bùi Giáng trong bệnh viện là nghệ sĩ "mẫu thân" Kim Cương. Tôi cũng còn biết vài chuyện xung quanh chuyện hậu sự của ông, như có một số anh em văn nghệ đã tự vận động để ông được mai táng trong nghĩa trang thành phố. Thành ủy chấp thuận. Nhưng gia đình ông đã từ chối ân huệ ấy. Ông vốn sống là nhân dân, chết cũng là nhân dân, nên chôn ở nghĩa trang nhân dân Gò Dưa. Tôi cũng biết rất nhiều anh em tranh nhau để được đọc "đít cua" trước quan tài ông.

Tôi muốn viết những dòng này, vì tôi không thể nào quên được, không phải hình ảnh một nhà thơ điên nhảy múa hồn nhiên rất tuồng chèo trên đường phố, mà một hình hài thơ dại trước cái chết. Trần truồng.

© 2003 talawas