Cáo phó:
Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan
Cách đây hơn trăm năm, khi cụ Nguyễn Du viết "khối tình chưa tan", bần tăng cứ tưởng là cụ Tiên Điền nói giả ngộ. Bây giờ, vào tháng ba năm 2007, bần tăng mới biết chắc chắn là nó chưa tan thiệt tình. Rồi trong cái đầu trọc của mình, một hoài niệm thương động bỗng chợt quay về. Một đêm nọ trong bóng tối mờ mờ của tiệm karaôkê, một em nhỏ bia ôm thút thít gục đầu lên vai bần tăng mà lâm ly trách móc: "Hồi chưa quen anh, ở xa em cứ tưởng là anh đểu giả. Bây giờ quen anh rồi, tới gần em mới biết là anh… đểu thiệt!" "À, ra thế!" Tháng ba năm 2005, khi bài "Sục cặc trước bàn thờ" sắp lên talawas, bần tăng đã nói với người chủ trương diễn đàn là Phạm Thị Hoài qua điện thoại: "Đối với tôi, hồ sơ này kể như đã xếp. Tôi sẽ không trả lời trước phản ứng của một ai hết". Bài SCTBT vừa tung lên talawas đã vô tình tạo ra liền tức thì nhiều sự hiểu lầm không tốt. Nhưng bần tăng vẫn cứ "ẩn dật làm thinh như thuỷ quái", nói theo kiểu Tô Thuỳ Yên. Rồi một năm qua… hai năm qua… Mặt trận miền Tây vẫn không có gì mới lạ. Những tưởng khối tình mang xuống tuyền đài giờ đây đã tan tành xí quách. Dè đâu… Một buổi sáng đẹp trời có chim hót và bướm bay giữa khung trời hoa mộng, bỗng nhiên "Ầm! Ầm!", mật khu của bần tăng thình lình bị pháo kích trở lại. Nhưng lần này (tiếc thay! tiếc thay!) bần tăng không thể giữ thái độ đứng bên ngoài, "im lặng là vàng" được nữa. Bần tăng sẽ giải thích vì sao trong bài viết. Một lần nữa, bần tăng lại đành phải miễn cưỡng khoác trở lại lên người chiếc áo cà sa mục nát, và lao mình xuống núi Bà Đen để mà "Thế thiên hành đạo (ù ù)": làm tạp dịch "Xúc cát trước bàn thờ" như ngày xưa bần tăng đã từng lao động ở quân trường. "Khỏe vì Bác… xúc cát hai tay… Đoàn thanh niên ta cưới vợ hai!..." Một lần nữa, bần tăng lại đành phải "giã nhà ôm cái áo màu / thét roi Cầu Khỉ ào ào thấy ghê" Giã từ! Giã từ! Thì thôi, sơn nữ Phà Ca hãy vì người ra đi rút khăn mu xoa ra mà lau dòng lệ ướt. Kleenex, please!
* 1. Đôi dòng dẫn nhập về bài SCTBT Trước khi vào truyện, xin dừng lại một bước và quay về dĩ vãng êm đềm xa xưa, hoang đường cổ tích.
Ngày xưa… Ngày xưa, có một ông thầy chùa đầu trọc lóc…
Vào tháng ba "Đen Tối" năm 2005, bài "
Sục cặc trước bàn thờ" (
SCTBT, viết gọn là
SC) của bần tăng thình lình xuất hiện trên diễn đàn talawas, đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi không có lập luận vững chắc xung quanh vấn đề
văn chương tình dục. Nhưng tệ hại hơn nữa, những cuộc tranh cãi công khai này, và luôn cả những thiên kiến âm thầm, đã tạo ra nhiều sự
hiểu lầm không tốt cho tới bây giờ vẫn còn âm ỉ không nguôi.
Bần tăng không phải là một người "nghiêm túc", có những nguyên tắc bất di bất dịch. Tuy nhiên cũng có một lối hành xử gàn bướng là không
đính chánh, không "thanh minh thanh nga" khi bị hiểu lầm. Bởi lẽ, đối với một bài viết nào đó, ai cũng có thể (bần tăng tối kỵ và sáng kỵ hai chữ "
có quyền")
diễn giải và hiểu, dựa theo cảm quan và trình độ hiểu biết của mình. Và khi nói "
hiểu" là có thể hiểu đúng, hiểu sai, hiểu chính xác và
hiểu lầm. Đó là chưa kể khi nói "
hiểu" là muốn nói gì? Thế nào là "
hiểu"? Có chắc mình đã
hiểu tiếng "
hiểu" chưa?
Từ lâu rất lâu, hồi mới 25 tuổi, bần tăng đã hằng nghĩ rằng "
lời nói chỉ có tác dụng làm tối nghĩa", rằng
ngôn ngữ là loại sương mù dày đặc nhứt thế giới. Ngôn ngữ là của quý trời cho, nhưng cũng đồng thời là một tai hoạ của con người. Bởi có ngôn ngữ nên con người mới nói điêu ngoa, nói gạt, nói dóc. Vì lẽ đó, cho dù rằng (và luôn cả cho dù
sọc) bần tăng có bị hiểu sai, bị hiểu lầm thì bần tăng cũng
vẫn là bần tăng mà thôi. Vẫn là mình với cái đầu trọc láng te và cái (bộ đồ) lòng trung thực, một mình mình biết, một mình mình hay. Nếu vô tình có một sự hiểu lầm nào đó bám lên vai áo mình thì bần tăng sẽ đưa tay lên mà phủi nhẹ một cái rồi âu yếm khẽ bảo… "đi chỗ khác chơi!"
Tuy nhiên, lần này thì có hơi khác hơn một chút (hay là khác hơn rất nhiều?): sự hiểu lầm về bài
SC và về cái
ý hướng của bần tăng đã đi tới mức
nhiễm độc. Không phải nhiễm độc cá nhân bần tăng, mà là nhiễm độc
người hiểu lầm. Bởi vậy nên mới phiền! Và cũng vì lẽ đó, bần tăng đành phải dẹp qua một bên sự gàn bướng của mình mà lên tiếng. Lên tiếng để giải độc – hay để làm cho nhiễm độc thêm? Nhưng chẳng lẽ khoanh tay ngồi ngó? "Toàn dân nghe chăng? Sơn hà nguy biến! Hận thù đằng đằng…"
Để cho bà con ta tiện theo dõi diễn tiến của mặt trận "
Xúc Cát", bần tăng sắp xếp kế hoạch hành quân để giải toả áp lực địch như sau:
- Tại sao viết bài
SCTBT?
- Tại sao hiểu lầm bài
SCTBT?
- Giải toả hiểu lầm được không?
- Tạm kết
2. Tại sao viết bài SCTBT Khi nói giải độc sự hiểu lầm thì trước hết phải hỏi "Tại sao bài
SC bị hiểu lầm?" Rồi phăng lên trước đó nữa: "Tại sao viết bài
SC?". Bởi lẽ nếu không viết thì sẽ không có hiểu lầm và cũng không cần giải độc.
Phải,
tại sao viết bài SC?
Lại "Ngày xưa…" Ngày xưa, vào một tháng Tư Đen Tối năm nọ (không phải năm 75), tại Kinh Đô Ánh Sáng, vào một buổi sáng mùa hè ảm đạm tuyết phủ kín trời, chó không dám gáy gà không dám sủa, bần tăng run rẩy tra chiếc chìa khoá bí mật thấp thỏm mở cái hộp thơ đã trải qua biết bao mùa mưa nắng phong sương mà… mở ra… Và bắt gặp một của quý (hay một tai hoạ?) trời giáng:
Tạp chí Hợp Lưu số 81 (tháng 2 & 3/2005), chủ đề vô cùng hấp dẫn và hứa hẹn dầm dề: "
Tình dục & các nhà văn nữ di dân". Thế là trúng tủ đề thi! Gì chớ nói tới
tình dục mà lại còn là tình dục của
người nữ nữa thì rõ ràng là gãi đúng nhằm chỗ ngứa "
con lợn lòng" của bần tăng.
Bần tăng bèn giả bộ ấm đầu bể nghể, treo ấn từ quan, rút vào thư phòng khoá trái cửa lại hai vòng để tử thủ. Xong, lén vợ nhà và vô cùng hồi hộp mà khán binh thư: "
Không tin dỡ hộp ra coi / Rau răm ở dưới cá mòi ở trên". Con lợn lòng đang hừng hực bốc lửa rần rần mà tới khi đọc những trích đoạn của các nàng có lối viết tình dục "
trâng tráo sần sùi", nó bèn hạ hoả ngó thấy, cho tới cái nhiệt kế vô cùng nhạy cảm của bần tăng cũng theo không kịp. Bấy giờ bần tăng mới té ngửa. Từ lúc xếp bút nghiên (lên giường tranh đấu) mà rút về ẩn cư rất kỹ tại cái tỉnh lẻ Ba Lê lạc hậu này, bần tăng cứ tưởng (bở) rằng mình cũng là một (cựu) ngòi bút viết tình dục khá "gồ ghề".
Đồ bỏ! Thiên hạ, nhất là các ngòi bút nữ, đã bóp kèn om sòm qua mặt mình từ khuya, và đã vượt mình xa rất xa từ hồi nào mà mình… không nghe (quả là điếc không sợ súng!). Bần tăng bèn giựt mình hét lên một tiếng lớn, đoạn té nhào xuống sàn nhà bê tông (
ui da!) u đầu một cục lớn – và cũng quê lớn một cục! Bần tăng lật đật bò dậy và bụm miệng con lợn lòng của mình lại hầu có thể bình tĩnh mà đọc tiếp.
Ngoại trừ một số trích đoạn viết về tình dục có tính cách
văn chương (theo chủ quan của bần tăng) và các đoạn viết vô thưởng vô phạt, có hai ngòi bút "
bắt mắt" bần tăng nhứt: Một nàng viết về
bạo dâm, và một nàng viết về cái "
bà khoái chơi Mễ". Các màn bạo dâm đối với cái đầu có sạn của bần tăng thì chỉ là một sự cóp nhặt vụng về đây đó, cái "
déjà vu", cái đã thấy rồi.
Sade và các đệ tử đã khai thác "banh xà rông" ba cái trò
bạo dâm và
hoại dâm từ thế kỷ 18 dài dài cho tới thế kỷ 21 ngày hôm nay. Bi giờ chỉ cần bỏ năm ba đồng bước ra sạp báo vỉa hè là có ngay ê hề cái loại "văn chương (!)" ba xu kiểu đó. Đọc và coi hình mệt nghỉ. Nó không có tính cách văn chương hay sáng tạo gì trong đó hết. Còn cái lối viết để tả chân tả cẳng đời sống thưòng nhật rất "bình thường" của cái bà "
khoái chơi Mễ" thì nó vô cùng "
tân kỳ", vô cùng nguyên con, vô cùng gai góc, gồ ghề, lởm chởm và vô cùng thành thực, thơ ngây. Các tiếng tục tĩu trong đời thường (và luôn cả ngoài đời thường) đều có đủ bộ bình tích:
đụ, fuck, lồn, cặc, bú cặc, bú vú, chảy nước lồn, đụ liền tức khắc… Vô cùng "hậu hiện đại", trắng trợn, sần sùi, ê hề, ngổn ngang, lăn lóc. Ngòi bút nữ làm văn chương tình dục nghiêm chỉnh cùng mình đã hạ bút ơi ới om sòm bấn cả lên: "
Nước l… mình ứa ra (…) chỉ muốn đ… liền tức khắc"! Như thể là đứa con nít lăn ra nằm vạ để đòi xơi cho bằng được và ngay lập tức loại mì ăn liền! Văn chương tình dục tân kỳ mà thế đấy ư? Hoạ chăng là "văn chương-tình dục-mì gói"!
Tưởng cần nói rõ thêm là bần tăng đã từng đọc những thứ còn đầy đủ bộ phận trên thân thể người ta hơn thế nữa, đầy đủ những động tác dâm dật hơn thế nữa, nhưng nó không nằm trong lãnh vực
văn chương. Thì nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ. Trong suốt bài
SC, bần tăng luôn luôn cải chính là các nàng
không hề viết dâm thư. Vì viết dâm thư cho thiệt "đúng mức" và "
đạt" cũng cần phải có cái nghệ thuật riêng của nó. Sự khác biệt giữa văn chương gợi dục /
érotisme và dâm thư /
pornographie đã được vạch rõ qua bài "
Tính dục: những ham muốn được chia sẻ" của nữ triết gia
Michela Marzano được bần tăng chuyển ngữ (VĂN số 117 & 118, 2006).
Chớ nên lầm lẫn
dâm thư với
khẩu dâm, nói tục tưới sượi, xổ nho ê hề. Sau khi xổ xong, bèn diễn đạt lại y chang như vậy bằng chữ viết rồi dán cái nhãn hiệu dâm thư, thế là xong! Chẳng những thế, ở đây các nàng còn le lói gọi nó là "
văn chương tình dục"!
Theo chỗ bần tăng nhận thấy thì một số không ít ngòi bút ta mượn danh "
văn chương tình dục" để mà
hư cấu. Hư cấu tha hồ. Hư cấu miên man. Hư cấu quá trớn. Hư cấu cố tình để nhằm mục đích xả bớt những
dồn nén dâm dục hoặc nhằm để
chứng minh một điều gì đó, một
thành kiến nào đó về tình dục trong đầu óc mình. Nó rất
xa rời đời sống tình dục thực sự, thường nhựt, thông thường. Nếu đẩy xa hơn nữa, nó sẽ trở thành dâm tưởng /
fantasmes, hoại dâm /
perversions, và bài viết hiện nguyên hình là một
dâm thư chính cống, lộ liễu. Có cố gắng lập luận để chối bỏ cũng chỉ là nguỵ biện mà thôi. Nhưng vấn đề ở đây không phải là cái "
nhãn hiệu dâm thư". Vấn đề là ở chỗ bài viết nó vô cùng trơ trẽn, cường điệu, vụng về, lố bịch. Nó chẳng mang một chút tính cách văn chương nghệ thuật gì trong đó hết ráo. Ngoại trừ một vài trường hợp hiếm hoi, dưới các ngòi bút viết tình dục hư cấu, những cảnh hành dâm kỳ quặc, quái gở, những cách thế hành dục kiểu cọ, sần sùi, thô bạo, những màn bạo dâm nặng phần trình diễn, những lối vung vãi bừa bãi, loạn đả các tiếng tục tĩu, thô bỉ, nghĩ cho cùng, nó chỉ là một sự "
thủ dâm tâm lý" trơ trẽn, om sòm của người viết. Phải! Nó giản dị như thế đó: Một sự thủ dâm tâm lý. Đơn thuần.
Điều cốt lõi mà bần tăng phản bác trong bài
SC chính là ở điểm đó: sự
mạo danh văn chương. Ai không đồng ý thì hãy chứng minh ngược lại: nó có văn chương trong đó, nó khác với dâm thư ở chỗ nào? Chứng minh thử coi! Chứng minh có lập luận vững chắc và trích dẫn
ngay chính bản văn của các nữ tác giả
phe ta, chớ không phải bản văn hay lý thuyết của ông Mẽo bà Đầm nào hết. Dẫn chứng văn chương
nước ngoài là tránh né thực tại văn chương của chúng ta. Là lạc đề, là đào ngũ, là… lộn lèo sang xứ khác. Là vượt biên để trốn nợ nhà. Vậy thôi! Nếu như ai đó, vô tình hay cố ý, gọi bài viết của các nàng trong
Hợp Lưu 81 là dâm thư thì bần tăng sẽ bổ túc: "loại dâm thư tập tễnh, vụng về, ngán ngược". Ớn chè đậu! Theo bần tăng trộm nghĩ thì lối viết tình dục tân kỳ kiểu đó nó chẳng là văn chương mà cũng chẳng là dâm thư. Chuột chẳng phải chuột, dơi chẳng phải dơi. Nhưng khi nó kêu lên thì rất là om sòm, nghe điếc con ráy.
Ở đây bần tăng không hề có ý đả kích cái
lối sống hay cái lối
hành dâm của một nàng nào hết. Cái lối hành dâm cá nhân nó thuộc về đời sống
riêng tư của mỗi người. Và cũng là cái
bàn thờ "
Private" tối cao của mỗi cá nhân ở cái cuộc đất Âu Mỹ thừa mứa tiêu thụ này. Cái bàn thờ
Private nó vĩ đại hơn, nó thiêng liêng hơn cái bàn thờ Tổ quốc và cái bàn thờ Ông Bà ta rất nhiều.
Tuy nhiên thình lình lãnh đủ các món
lồn cặc đụ fuck… của ngòi bút nữ tự coi là mình đang sáng tác văn chương tình dục một cách nghiêm chỉnh cấm cười, bần tăng chợt bật ngửa, té nhào xuống đất nên bị nhập thổ (hay nhập bê tông?). Bần tăng bèn bị
dị ứng, phát nổi ngứa cùng mình. Cái phản ứng này rất là cá biệt và
chủ quan. Than ôi! Cái lối viết gồ ghề lởm chởm sần sùi gai góc như ri mà các ngòi bút nữ phe ta lại (le lói) gọi là
văn chương tình dục "
tân kỳ", là "hậu-hiện-đại" đấy ư? Có "Hội Nữ quyền" nào dám đứng ra trao tặng mề đai "Văn học Nghệ thuật" cho bài viết này chăng? Giả thử bây giờ có ngòi bút
đực rựa nào đó bỗng dưng "phải gió" và nổi hứng bất tử, bèn cầm bút lên mà viết "văn chương tình dục", cũng
xài y chang những chữ "gồ ghề" của ngòi bút nữ (
đụ, fuck, lồn, cặc, bú cặc, bú vú, chảy nước lồn, đụ liền tức khắc…) thì các bà nữ quyền tính sao? Sẽ dắt nó đi đãi cho ăn một chầu phở đặc biệt và khen ngợi hết lời? Ai mà rớ tới nó là các bà sẽ cho đội nón
macho liền tức khắc?
Tưởng
tân kỳ là cái gì khó! Nếu tân kỳ chỉ là việc phun ra tưới sượi những tiếng tục tĩu "sần sùi" mà ngay cả ở chỗ giành lộn gánh nước của mấy em "chằn ăn trăn quấn" cũng không có đủ bộ… bình tích đến như thế thì là
dễ ợt! Bằng chứng: Bần tăng cầm bút lên "mần văn nghệ nghiêm chỉnh" và văng tục tưới hột sen.
Cố tình văng tục. Mục đích nhắm tới của nó là
làm cho người đọc nhợn, kể cả những ngòi bút đã văng tục (hãy cố gắng lên mà thưởng thức nhé!). Bần tăng chỉ cần múa bút một lèo ngoạn mục là ra ngay một cái dâm thư "bỏ túi" hạng bét năm sáu trang trên talawas, có cái tựa đề ly kỳ rùng rợn là "Sục cặc trước bàn thờ". Quá dễ! Các tiếng gì tục tĩu nhứt không ai dám rớ tới đều có đủ trong đó hết.
Tân kỳ năm-bờ one! Thế nhưng có ai, nam cũng như nữ, dám xâm mình đứng ra trao tặng huy chương vàng "
Văn học Nghệ thuật Tân kỳ" cho bài
SCTBT chăng? Ngay chính bần tăng là tác giả đây mà khi đọc lại còn thấy nhợn thay, huống hồ là ai khác. Có bị chửi cũng là đáng kiếp!
Quả nhiên, vừa mới lên lưới, bài
SC đã bị ngay các bà nữ quyền nhiệt huyết và vài em
gays động cỡn xúm lại chửi mắng thậm tệ. Đặc biệt các em
gays xách bóp đầm đi giày cao gót cũng rất đồng quan điểm với nình bà mà trề môi và mắng yêu bần tăng là "anh macho"! (đồ quỷ sứ! thấy ghét ghê!). Phản ứng mà đài khí tượng đã tiên đoán trước từ khuya, từ trước khi đặt bút xuống viết. Nhưng nghĩ cũng thiệt là
bất công! Trước đó các nàng cũng đã văng tục công khai như bần tăng mà thiên hạ cứ
im re (đồng loã?). Cực chẳng đã nên bần tăng đành phải khoác chiếc áo cà sa
Nike (registered) mục nát, gạt nước mắt
Lacoste nghẹn ngào giã từ Sơn nữ
Barbie Phà Ca, rồi xách cái dùi cui
Adidas (trade mark) phom phom lao mình xuống núi
Hollywood, "
thế thiên (mà) hành đạo (ù ù)". Phà Ca em hỡi! Em chớ nên buồn vì người ra đi đáp lời sông núi. Hẹn em ngày giải phóng quê hương, dưới chưn đồi sim tím... có con cù lần màu xanh ngơ ngác. "
Tay cắt tay sao nỡ / Còn ruột cắt ruột sao đành? / Biết mấy khi anh mới gặp con bạn lành / Trách trời vội sáng... tan tành đôi ta!" (Đèn xanh phựt xanh. Đèn đỏ phựt đỏ. Màn từ từ hạ...)
Music! Please! Bần tăng “
giã nhà ôm cái áo màu / thét roi Cầu Khỉ ào ào thấy ghê” một cách rất ư là hiên ngang không sợ chết như vậy đó mà trong thiên hạ không thấy một ai cổ võ cho mầm non văn nghệ một tràng pháo tay hay cám ơn giùm cho một tiếng. Trái lại còn lãnh đủ thêm rất nhiều cà chua
Florida mới hái. Ăn mệt nghỉ!
Bài
SC là một
phản ứng nóng - liền tù tì, không có động não tư duy Mác Lê nhiều năm trong mật khu. Nó là phản ứng của một
người đọc. Và đồng thời cũng là phản ứng của một
người viết. Một người đã có dịp cầm bút và viết nhiều lần
về tình dục. Không đặt vấn đề
“có quyền” hay không có quyền phản ứng. Phản ứng
tự động, đột khởi, vậy thôi! Không có cái chuyện
“đàn anh” hay
“đàn em” văn nghệ (văn gừng) gì trong đó hết. Cũng không có chưng sơ cái ngôi sao
“sherif” luân lý, đạo đức, văn hoá, truyền thống hay cái mẹ rượt gì ở đây hết ráo. Nhưng về mặt
văn chương, về mặt
nghệ thuật thì phải có ý kiến. Chết bỏ: Giữ cho cái
“sân chơi văn chương” không bị
ô nhiễm. Cũng vẫn rất là chủ quan. Nhưng đó là ý kiến
của bần tăng, ý kiến của một
người đọc, ý kiến của một
người viết. Nó là
một ý kiến. Và cũng
chỉ là một ý kiến.
Cũng như mọi ý kiến khác. Không có ý kiến nào có
thẩm quyền hơn ý kiến nào.
Bên phía nữ quyền, có nhiều nàng chống đối cái việc bần tăng đả kích cái lối viết tình dục “tục tĩu thô bỉ” (mà các nàng gọi là “táo bạo trâng tráo”). Nhưng bần tăng đoan chắc là cũng có không ít những nàng nữ quyền lẫn không nữ quyền đồng ý với cái việc đả kích của bần tăng. Sao các nàng không lên tiếng để giữ cho sân chơi văn chương
khỏi bị ô nhiễm? Vì đó cũng là sân chơi của các nàng đấy, cả đọc lẫn viết. Dĩ nhiên, bần tăng cũng có thể giữ thái độ (em chã! em chã!)
“không thèm” có ý kiến đối với văn chương tình dục. Coi tình dục như là nhơ nhớp,
vô luân, có thể làm vấy bẩn con người thanh lịch của mình (Hãy xê ra cho người ta ở sạch!). Nhưng im lặng trước điều gì mà chính mình cũng cảm thấy “trái tai gai mắt” là một thái độ
đồng loã.
Phát xuất từ một phản ứng nóng, bài
SC chỉ là một bài viết thuộc loại
“ý kiến bạn đọc”. Nó không phải là một bài phê bình có trích dẫn và lập luận vững chắc. Bởi lẽ đó, nó không có tình cách văn chương hay nghệ thuật gì trong đó hết. Nó cho thấy một quan điểm nóng được bộc phát tức thì để tỏ lộ sự bất bình của mình. Thô lỗ, qua khích và tục tằn.
Cố ý tục tằn. Trong phần “Dẫn nhập” bần tăng cũng đã có cảnh cáo trước: “Hãy coi bài viết này như một
“dâm thư hạng bét” là tốt hơn hết, mặc dầu (và luôn cả mặc mỡ) bần tăng vốn đại kỵ viết bầy hầy, nhớp nhúa”.
Và kể từ lúc
SC xuất hiện trên talawas tháng 5/2005 bần tăng im re
“Ẩn dật làm thinh như thuỷ quái”. Rồi thời gian qua... qua mau... qua rất mau... Một năm… rồi hai năm. Những tưởng mối tình ôm xuống tuyền đài đã tan tành xí quách. Dè đâu bài
SC đã «banh xà rông» từ khuya, mà những sự hiểu lầm vẫn cứ trơ gan cùng tuế nguyệt. Bên phía nữ quyền vẫn còn có nàng giận nhây, bèn cầm bút lên tái bản để mà "quậy" cái phụ bạc ân tình cũ. Than ôi! Tuổi đời đã chồng chất mà sao vẫn cứ "đầu xanh vương khổ hận"! Trời cao có thấu, cúi xin người ban phước cho đời con!
Đàn em văn nghệ trẻ đang lên lại khuyến khích đàn anh văn nghệ về chiều đang xuống hãy vì tà nghĩa mà xuống núi một lần nữa. Tới nước
Hoả Thiêu Hồng Liên Tự cháy hết chùa chiền và còn thiêu rụi luôn mớ tóc còi trên cái đầu trọc của mình thì bần tăng cũng đành phải "
một liều năm bảy cũng liều / cầm bằng như trẻ chơi diều đứt dây". Âu cũng tại cái nghiệp chướng của bần tăng từ nhiều kiếp trước nó quá nặng nề. Thêm một lần nữa, lại đành phải gạt nước mắt
Lacoste giã từ sơn nữ Phà Ca, xách cái dùi cui đã bị mọt ăn lủng lỗ tùm lum mà lao mình vào sương gió. Xuống núi Bollywood để "Thế thiên (mà) giải độc (cú) ".
Hôm nay đám cưới người ta / Cớ sao sơn nữ Phà Ca lại buồn? 3. Tại sao hiểu lầm bài SCTBT Sau khi giải thích sự xuất hiện của bài
SC, giờ đây thử tìm cách giải đáp câu hỏi thứ hai:
Tại sao hiểu lầm bài SCTBT? Sự hiểu lầm này có thể thu gọn vào ba lý do chính: cái nón
macho, sự thất vọng về Kiệt Tấn, và cái sai lầm không nêu tên các nữ tác giả trong bài đả kích
SC.
Lý do 1: Cái nón macho Trước hết, hiểu lầm là vì sao vậy? Đơn giản: những người viết là
nình bà (vì cái chủ đề của
Hợp Lưu 81). Còn người đả kích lại là
nình ông (vốn là nhà sư vướng luỵ). Nhưng
Âm – Dương thì lẽ ra phải hoà hợp chớ sao lại xung khắc? Cái đó là tuỳ ở nơi chốn, tuỳ ở hoàn cảnh, tuỳ ở chiến trường gặp gỡ.
Thiệt ra thì bần tăng đâu có chủ ý
nhắm vào các nàng. Bần tăng chỉ đả kích cái
lối viết tục tằn thô bỉ chớ
không nhằm đả kích
người viết. Người nào viết tục tằn như thế, bất luận nam nữ, thì bần tăng cũng đả kích hết ráo. Nhưng ác thay! Khi đả kích lối viết thì chẳng may cái lối viết này lại cắc cớ tuôn ra dưới
các ngòi bút nữ. Sự thể là như vậy. Thói thường thì bọn đực rựa chuyên trị bịnh xổ nho, chuyên viên nói tục và nói tiếng Đức. Nhưng lần này thì vô tình các ngòi bút nữ đã đi trước thời cuộc, đã tới trước thời kỳ "hậu-hiện-đại", đã cách tân lối viết tình dục và đã xả láng hết các tiếng tục tĩu trong "
văn chương" tình dục trước bọn nình ông. Nôm na:
Bóp kèn qua mặt!
Cái sự thể bần tăng là
nình ông (mắc dịch!) mà lại đi đả kích các ngòi bút tình dục
nình bà (dễ thương hết sức!) nó là như thế, chớ bần tăng nào đâu có kỳ thị giới tính. Thương các nàng không hết, ở đó mà đả kích! Từ xưa đến giờ bần tăng vẫn trọn một lòng thần phục Thiên Triều và hết lòng thờ phụng Nữ Chúa (có quan sát viên quốc tế làm chứng), thì nay đâu có lý nào bỗng dưng đem lòng tạo phản, chỉn e không còn cái đầu trọc để mà đội nón cho nó ấm mỏ ác.
Nhưng gì chớ nói tới "
nón" thì đã có hằng tá cái nón may sẵn, đội tới chết cũng không hết. Đâu cần gì tới đả kích. Chỉ cần động thủ một tí và đụng tới một sợi lông… chưn của Nữ Chúa là các bà nữ quyền sẽ chụp liền tức khắc cái
nón macho lên đầu cứng ngắc.
Nón macho là đặc sản của quê hương ta (nhập cảng từ ngoại quốc) đặc biệt dành để cung cấp cho "Công ty Nữ quyền" có trách nhiệm vô hạn.
Nón macho thuộc loại nón may sẵn sản xuất từ nhiều nước, từ đủ mọi nguồn gốc:
made in USA, made in France, made in Italy, made in Germany, made in Sweden, êxêtêra, êxêtêra… Đặc điểm kỹ thuật: Nón
macho vô cùng thần diệu, cỡ đầu đực rựa nào đội cũng vừa vặn khít khao: đầu lớn, đầu nhỏ, đầu trâu (mặt ngựa), đầu heo (thủ vĩ), đầu ít tóc, đầu nhiều tóc, đầu tóc suông, đầu tóc quắn, đầu tròn, đầu méo, đầu vuông vức, đầu mủng vùa… gì gì cũng đều đội vừa vặn khít khao được tất! Đặc biệt, cái đầu trọc của bần tăng lại càng vô cùng thích hợp, rất đúng tiêu chuẩn quốc tế ISO với cái nón
“ready-made macho”, khỏi cần phải thử trước. Như thể ông trời sanh ra cái đầu trọc chỉ để dành mà đội
nón macho, chớ không phải để tư duy Mác Lê chi hết. Các bà nữ quyền đứng từ xa mà quăng nón tới như cái
bum-mơ-răng là hết né! Có lúc lắc cách mấy cũng không rớt. Nhào lên xe
décapotable sập hết mui, hạ hết kiếng, gỡ luôn cái chắn gió phía trước rồi phóng hết ga mà chạy ào ào cũng không bay. Như thể là có dán
superglue. Bèn kêu “
Má ơi!” một tiếng thảm thiết rồi ôm
nón macho mà lăn lộn vật vã, khóc thét lâm ly! Chịu chết!
Bi giờ, ở bên cái xứ Mẽo
“Lady First”, đứng trước mặt Nữ Chúa nếu vô tình ngáp vặt một cái, ho một tiếng, xì hơi một phát, ợ một lèo là lãnh đủ liền cái
nón macho khít khao, f
reefreefree, and no VAT… of course! Để cho dễ hiểu, có thể so sánh
nón macho với cái “vòng kim cô” mà khi đi thỉnh kinh, Tam Tạng dùng để trị Vua Khỉ Tề Thiên. Trong thế kỷ 21 này, khi nào thằng đực rựa lạng quạng là Ni cô Nữ quyền chỉ cần niệm chù “cẩn cô” là cái
nón macho nó siết cho bể luôn cái đầu. Thằng Nam chỉ còn có nước nhào xuống đất ôm đầu lăn lộn khóc lóc mà năn nỉ Ni cô ngưng niệm chú: “Thằng Nam đã chịu phép”.
Cũng cần nên nhắc khéo là tiếng
macho có tính cách dè bỉu và lên án. Còn tiếng
nữ quyền trái lại có tính cách tôn vinh tinh thần kách mạng đấu tranh, na ná như cái tinh thần da vàng bất khuất
“Chống Mẽo kiếu nước” của Cha già Dân tộc của ta hồi thời trước vậy đó.
Lý do 2: Thất vọng về Kiệt Tấn Bởi có hiểu lầm nên mới sinh ra thất vọng. Thất vọng về Kiệt Tấn đến từ nhiều phía.
Khởi sự từ
vòng trong: Người thất vọng về Kiệt Tấn trước tiên là…
Kiệt Tấn! Là bần tăng. Đang tu hành sắp thành Quỷ, khi không mắc mớ gì lại đi viết bài
SC chọc cho thiên hạ chửi tắt bếp mà không ăn một cái giải gì hết. Thói thường người ta “thêm bạn bớt thù”, còn bần tăng thì “thêm thù bớt bạn”! Hơn nữa, từ xưa tới nay bần tăng vốn tối kỵ (mà sáng cũng kỵ luôn) cái chuyện
“bàn xăm văn nghệ” văn gừng. Ai muốn viết gì đó thì cứ viết. Chết bỏ! “Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi”. Vậy mà…
Kế đến là các
thân hữu gần. Vác mặt tới đâu cũng bị bà con chê và né hết tới đó, như sợ bị lây cái bịnh hiểm nghèo của “Đại cùi Thi sĩ” Hàn Mặc Tử.
Nhưng Kiệt Tấn và một số thân hữu của bần tăng mới chỉ là vòng trong. Ra tới
vòng ngoài là độc giả nói chung, và nói riêng là các độc giả
fans của Kiệt Tấn. Một điều rất hiển nhiên mà không ai để ý: Trong số các độc giả, ngoại trừ giới cầm bút, không mấy ai
có trong tay Hợp Lưu số 81. Bởi lẽ đó cũng không mấy ai có cái hân hạnh (hay bất hạnh?)
được đọc các trích đoạn của các ngòi bút nữ viết về tình dục một cách
trâng tráo và cẩu thả, ném bừa bãi
“lồn cặc đụ fuck” vào mặt người đọc không một chút nể nang. Phải ráng mà nuốt! Chính vì vậy mà độc giả
không thấu rõ được cái
lý do tại sao KT viết bài
SC. Độc giả cứ ngỡ là khi không thình lình bỗng nhiên mà KT nổi điên (lần nữa!) và cầm bút viết ra một bài tục tĩu thô bỉ đến như vậy. Nếu không có ai viết tục tĩu thì không mắc mớ gì mà KT lại phóng bút viết cái bài
SC tục tĩu đến thế (vốn không phải là nghề của chàng)!
Trong số độc giả trót lỡ đọc bài
SC, có các
fans trung thành của KT. Và khốn khổ hơn nữa, trong số các
fans này, tội nhứt là các
Em Nhỏ “văn nghệ” hậu phương trẻ đẹp và các em sơn nữ Phà Ca xinh như mộng. Các em nhỏ thơ ngây phen này rất là thất vọng lâm ly và não nề về KT! Các em nhỏ thất vọng bởi lẽ khi đọc các truyện quê hương yêu dấu vô cùng ngậm ngùi của bần tăng, và luôn cả các truyện tình đẫm lệ và đẫm mồ hôi ướt át, từ lâu các em nhỏ cứ tưởng tượng ra trong đầu mình một văn sĩ nam phong lưu rất mực, “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”. Dè đâu thình lình phát hiện ra con người “trong mộng” của mình là một ông chằn có hai cái nanh nhọn lễu và một cái đuôi phía sau dài ngoằng mũi chĩa. Các em nhỏ nửa đêm chợt choàng tỉnh và vỡ mộng! Thất vọng ê chề! Đau như bị tình phụ. Như
Cô bé quàng khăn đỏ cuối cùng khám phá ra người yêu của mình là… một con
chó sói!
Em Nhỏ bèn hét lên một tiếng bi thương của con chim nhỏ bị tên độc rồi té xuống đất mê man, bất tỉnh nhân sự. Xin cám ơn
Em Nhỏ và xin trả lại
Em Nhỏ đôi cách ngỗng trắng “thiên thần” cổ tích…
Trả lại em yêu… khung trời đại học / Con đường Duy Tân… cây dài bóng mát… Lý do 3: Không nêu tên tác giả Chắc độc giả cũng đã để ý và thấy rằng, cho dù bài
SC được viết ra để đả kích cái lối viết tình dục tục tằn thô bỉ, nhưng suốt cả bài, bần tăng
không hề nêu đích danh một nữ tác giả nào đã viết trong
Hợp Lưu 81 có chủ đề
“Tình dục” hết.
Như các cao thủ võ lâm trong sinh hoạt văn chương hải ngoại và luôn cả các độc giả đã từng đọc KT đều biết, bần tăng vốn mê gái, mê đàn bà – nói chung,
mê người nữ nào hạp nhãn mình. Mà một khi đã mê rồi thì thích (nói rõ hơn: rất thích)
đụng chạm. Nói đụng chạm thì có thứ đụng chạm
dễ chịu, có thứ đụng chạm
khó chịu. Với những đụng chạm dễ chịu thì bần tăng đều nêu
đích danh các nàng ra hết. Còn đối với những đụng chạm khó chịu thì bần tăng
tránh nêu đích danh đối tượng. Bởi lẽ bần tăng
quý trọng người nữ: Bần tăng không muốn làm buồn lòng hoặc làm tổn thương người nữ được chỉ đích danh trong cuộc đụng chạm khó chịu bất đắc dĩ này. Chẳng hạn những ngòi bút nữ mà bần tăng thực sự muốn đả kích trong bài
SC, bần tăng không biết ai là ai, và cũng chưa hề gặp mặt một nàng nào hết. Vả lại, bần tăng không có chủ đích đả kích
cá nhân. Bần tăng có đả kích chăng là đả kích cái
lối nhìn tình dục đầy ác ý, đả kích cái
lối viết tình dục thô bỉ.
“Nó có văn chương, nó có nghệ thuật gì trong đó hay không?” Những tưởng khi bần tăng
cố tình không nêu đích danh một ai hết thì sẽ không đụng chạm một ai hết. “Sai lầm tuổi trẻ!" Không hài đích danh một ai hết đã đưa tới hệ quả
trái ngược: Ai cũng cảm thấy mình bị đụng chạm. Vì suy đoán. Vì ngờ vực. Vì nhạy cảm. Bởi lẽ đó, khi đọc bài
SC của bần tăng thì (hầu như)
tất cả các ngòi bút nữ vết về tình dục trong
Hợp Lưu 81 đều cảm thấy mình bị KT ám chỉ, mình bị KT xúc phạm. Và tệ hại hơn nữa, lại hô hoảng lên:
“Kiệt Tấn cấm các ngòi bút nữ viết tình dục!" Rồi từ đó kết luận đương nhiên:
“KT macho! KT độc quyền! KT lạc hậu văn chưong!” Thiệt tình (con lợn lòng) mà nói thì KT khoái (nói rõ:
rất khoái) đọc đàn bà viết tình dục lắm chớ. Mấy khi! Dễ dầu gì! Mà nếu các nàng viết
dâm thư (thứ thiệt) cho
đạt, cho
đúng chữ, cho
tới bến thì KT lại càng khoái hơn nữa. Những mong các nàng trút hết bầu tâm sự đầy ứ, các nàng tuôn ra hết những bất mãn tình dục, những dồn nén, những dâm tưởng, những
fantasmes, những dục tình ấm ức trong lòng mình tự bấy lâu nay. Rồi khởi hứng mà xả láng ra hết những tiếng
tục tĩu “táo bạo trâng tráo”, kích dâm tột bực cho nó “đã” hai cái lỗ nhĩ dâm dật của bần tăng.
Bần tăng vừa trình bày ba lý do mà mình nghĩ là đã đưa tới sự hiểu lầm (tai hại) bài
SC. Có thể còn có những lý do thầm kín nào khác hơn nữa mà bần tăng chưa biết được. Nhưng giờ đây sự hiểu lầm
đã có đó rồi thì liệu có thể giải toả sự hiểu lầm đó được chăng?
4. Giải toả hiểu lầm được không? Khi nói hiểu lầm thì bắt buộc phải có
hai bên: bên hiểu lầm và bên bị hiểu lầm. Và sự hiểu lầm cũng không phải chỉ độc một chiều. Người bị hiểu lầm cũng có thể hiểu lầm người khác. Điều cốt yếu ở đây là làm sao cho vấn đề được
sáng tỏ. Cái ý của người đưa ra đã được người đọc tiếp nhận
hiểu đúng. Nghĩa là cái ý đó không bị bóp méo, vô tình hay cố ý. Ở đây không có kẻ
đúng người
sai. Hay kẻ
được người
thua rõ rệt như trong một trận đấu tơ-nít. Một khi đã hiểu đúng ý của người phát biểu rồi thì có thể và có tự do
đồng ý hay
không đồng ý, tuỳ theo quan niệm và cảm tính của mỗi người.
Như đã nói, vì không nêu đích danh một ai hết nên các ngòi bút nữ đã hiểu lầm là bần tăng
“quơ đũa cả nắm”. Thiệt tình, theo bần tăng trộm nghĩ, trong
Hợp Lưu 81 có hai ba ngòi bút nữ viết tình dục rất
“đạt”. Có người viết
“được”, có người viết
“đại khái”, có người viết
“vô thưởng vô phạt”. Bần tăng xin nghiêng mình trước các ngòi bút nữ đã cảm thấy mình
bị xúc phạm oan uổng, mình
bị đả kích vô lý bởi cái bài “mắc dịch” của KT.
Khi viết bài
SC, bần tăng không hề có ý chống đối phong trào nữ quyền. Cái nữ quyền nào hợp lý thì bần tăng ủng hộ hết mình. Còn nữ quyền nào theo cái kiểu tự do viết “loạn cào cào” hay tự do chụp
nón macho lên đầu người khác mà biểu cứ nhắm mắt ủng hộ đại thì là… hơi
“ép” nhau đấy!
Bài
SC cũng không nhằm mục đích chống đối các
ngòi bút nữ viết tình dục. Mà như có muốn chống đối cũng không được. Sở dĩ viết cái bài “mắc dịch” đi trên talawas chẳng qua là vì khi đọc các bài viết tình dục “tân kỳ - trâng tráo - hậu-hiện-đại” của một vài nàng trong
Hợp Lưu 81, bần tăng có cảm tưởng mình ngồi chung với các nàng trên một chuyến xe đò
“văn chương tình dục” đang phom phom đổ một
dốc đèo nguy hiểm. Trong số, một vài nàng cố hết sức mình để đạp lút ga cho xe phóng ào ào hết tốc lực xuống dốc thẳm bất kể quân thần, miễn sao cho vừa cái hứng khởi “đang bốc cao” của mình là được. Thương thay cái cảnh
“gập ghềnh nước chảy qua đèo / ngựa xô xuống biển, thuyền chèo lên non”.
Thấy ớn quá, sợ xe lỡ trớn lọt tuốt luôn xuống đèo sâu mà chết nhăn răng cả đám nên bần tăng buộc lòng phải cố hết sức
trâu già (chẳng nệ dao phay) của mình ra để mà
rà thắng cho xe giảm bớt tốc độ, được chút nào hay chút nấy. Bài
SC là một cách rà thắng đó vậy. Nó nhằm mục đích bảo vệ cho chiếc xe “văn chương tình dục” không vì hồ hởi quá mà lọt xuống đèo sâu nát xương cả đám! Nói tóm lại, bài
SC có thể sánh như
tiếng “hét” của ông Thầy Chùa Trụ Trì khi bị chú tiểu sa di cứ tới nhi nhô quấy rầy và đặt câu hỏi vớ vẩn. Tiếng
“hét” đó không giải quyết được một cái gì hết. Nó chỉ có tác dụng khiến cho chú tiểu
giựt mình, tra vấn lại vấn đề rồi tự tìm lấy giải đáp một mình.
Cái bài
phản ứng nóng SC đối với bần tăng chỉ là một
“dâm thư hạng bét” như đã cảnh cáo trước trong phần “Dẫn nhập” của bài. Đã là “dâm thư” mà lại còn “hạng bét” nữa thì không có lý gì mà bần tăng lại ôm chặt nó vào lòng như một đứa con cưng và binh vực nó liều mạng một cách vô cùng nhảm nhí. Các nàng cứ tha hồ mà đục nó thả giàn. Chết bỏ! Tuy nhiên, nếu có đục thì cũng nên đưa ra lập luận vững chắc. Không thôi thì cái đục cái đẽo đó cũng chỉ là đòn hội chợ. Cho tới bây giờ, những bài viết phản bác bài
SC cũng còn thuộc ở dạng “phát biểu ý kiến” chớ không phải là phê bình văn nghệ. Có hai bài viết dài dòng văn tự nhưng tiếc thay lại không đạt tới cái điều bần tăng
chờ đợi từ lâu:
“Viện dẫn, phân tích, và chỉ cho thấy tính văn chương và tính nghệ thuật trong các bài viết tình dục xuất hiện trên Hợp Lưu 81”. Và đặc biệt là phân tích hai cái lối viết (bạo dâm và khoái-chơi-Mễ) đã khiến cho bần tăng bị dị ứng mà phóng bút viết ra cái bài
SC bị chửi tơi bời hoa lá.
Hai bài dài dòng văn tự của hai nàng nữ quyền phản bác bần tăng nó giống như là hai cái “luận văn” về chủ đề
“Văn chương Tình dục” trong lớp học. Hình như bài viết chỉ nhằm phô diễn kiến thức của người viết (nhưng rất thiếu mạch lạc): tác giả có đọc nhiều (đã đọc hết các quyển sách đã dẫn chưa?), và có nhiều điểm chuẩn. Điểm chuẩn đó là gì? Là ông Tây này nói thế này, bà Mẽo nọ nói thế nọ, ông Hy Lạp kia nói thế kia, bà Xẩm tê nói như ri, ông Chà-và nớ nói như rứa… Còn tác giả
muốn nói gì thì không rõ rệt lắm (đố ai biết?). Thêm nữa, một điều
tối cần thiết mà công việc phân tích và phê bình phải chỉ cho thấy:
“Phe ta, các ngòi bút nữ viết trong Hợp Lưu 81 nói cái gì và nói ra sao? Hay ở chỗ nào? Dở ở chỗ nào?” Phân tích và phê bình thử coi!
Gần như tác giả hai bài luận văn ngụ ý rằng các ông bà “Tây, Mẽo, Hy Lạp, Ăng-lê, Xẩm, Chà-và…” hùn vốn lại để thành lập một
“Công ty Bảo hiểm Viết văn” có trách nhiệm vô hạn. Rằng cứ viết y chang theo những cái mẫu do công ty đã đề ra là có giá trị, là đi đúng xa lộ văn chương, là ra khơi để giáp mặt (giáp mũi) nghệ thuật quốc tế, là bảo đảm an toàn trên xa lộ, là không ai dám rớ tới mình, là không ai làm gì mình được hết. Rằng phe nữ cấp tiến và nữ quyền ta đang chập chững bước đúng “những bước chân âm thầm” của nhạc sĩ
Y Vân, những bước
baby steps để mà sáng tác đúng y theo những khuôn mẫu đó, bà con ta phải nên vỗ tay lớn lên để mà cổ võ hết mình. Chỉ mới có
baby steps lắc lư chập chững thôi đó mà đã “lồn cặc đụ fuck chảy nước lồn, đụ liền tức khắc...” tùm lum. Chừng biết chạy, bảo đảm một chăm phần chăm sẽ “bay tóc trán” và trụi lông hết… là cái chắc!
Ngược lại, ai mà đả kích cái lối viết
“tân kỳ” đó thì tức khắc bị chụp lên đầu liền tù tì
“cái nón” lạc hậu kinh niên, cù lần vĩnh viễn,
macho muôn năm, tự ti vĩ đại, vô lễ, đạo đức giả, phản động, hẹp hòi, bỉ ổi, kéo lùi văn chương, chèn ép đàn bà, không theo kịp thời đại, hổng chịu hiểu gì hết, dốt đặc cán mai (
mệt quá! mệt quá!)… Tóm lại, toàn là những cái gì
“không khá được”! Cái dĩa hát cổ điển này bần tăng đã từng nghe không biết là bao nhiêu lần, từ ở Việt Nam qua tới bên Âu Mẽo, qua tới Hy Lạp (xưởng), Xẩm (bó chưn), Chà-và Ma-ní (tí te)… mỗi khi trong phe Á nàm dành ta có ai đó “đánh hơi” được và muốn nhào ra xung phong tiến lên phất cờ lăng xê một cái gì rất ư là
“mới mẻ” (không có ghẻ!), một cái gì rất ư là tân kỳ (mới hơn cái ba đì!) của mấy ông Tây bà Đầm, của dì mợ Xô-viết và
uncle Mẽo
tiền vệ: Từ thời lãng mạn sang thời hiện thực, siêu thực. Từ thời hiện sinh, ói mửa chịu chơi, rong rêu sỏi đá mệt nhoài sang thời đợt sóng mới,
anti-héros. Từ thời hiện đại, tiểu thuyết mới sang thời cách mạng nhăn răng, đổi mới lấy cũ. Từ thời hậu hiện đại, cách tân sang thời cách mạng tình dục, tròng bao cao su. Từ thời có bầu tự nhiên sang thời ngừa thai, phá thai tự do… Từ thời
rock sang thời
twist, disco, rap, hiphop. Từ thời nằm sấp, nằm ngửa sang thời nhảy dựng, lăn cù (mệt quá! mệt quá!) êxêtêra… êxêtêra… Cũng vẫn ngần ấy lời buộc tội. Cũng vẫn ngần ấy cái nón. Ấy vậy mà bi zờ vẫn có người khoái vặn lại cái dĩa đó (như vặn cổ bù lon) để
chộ mọi người, để
hù thiên hạ - nhưng chính mình cũng chưa chắc
đã biết mình muốn cái gì hay nói cái gì, huống hồ chi tới kẻ khác. Mệt cầm canh! Sao cứ
bị nghe hoài cái dĩa rè rè cành cạch đó như là một cái
dĩa hát cà lăm đã cũ mèm, đã quá
date. Mới biết: “Dù hèn cũng thể! Dù bể cũng còn kêu cành cạch!”
Những
cái nón! Và những cái nón! Than ôi! Bần tăng chỉ độc có mỗi một cái đầu trọc láng te để đội mão tì lư tụng kinh mà sao cung cấp chi lắm cái nón
may sẵn đến thế! Làm sao mà đội cho hết? Chắc là phải mướn thêm nhiều đấng đực rựa khác đội tiếp. Hỡi các văn hữu - chiến hữu Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Văn Lục, Trần Nghi Hoàng, Nguyễn Hưng Quốc, Đoàn Nhã Văn, Cổ Ngư,…! Hãy chuẩn bị sẵn sàng:
“Toàn dân nghe chăng! Ta cùng đội nón!...
” Những cái nón
“nhãn hiệu” nhắm mắt mà dán túi bụi, nhắm mũi mà tròng bừa bãi lên đầu kẻ khác đó, nó hư thực ra sao, nó có giá trị gì hay không có giá trị gì hết ráo, bần tăng sẽ bàn lại sau ở tiết mục
“Đại hội Múa nón” sẽ viết từ từ sau này. Bà con hãy chuẩn bị bạc cắc để mà cash “liền tức khắc” (như cái bà khoái-chơi-Mễ) và đón coi! Bảo đảm nếu không thoả mãn (tình dục) sẽ trả lại tiền. Mại vô! Mại vô! Mua một tặng một. Cha một
nón, con một
nón! Bảo đảm bền chắc suốt đời! Mua một tặng một! Rẻ rồi! Rẻ rồi!
5. Tạm kết Thử hỏi có cái gì có thể kết thúc được chăng trên cõi đời ô trọc này? Tất cả chỉ là biến dịch, vô thuỷ vô chung, không có mở đầu (pám… pám… pám… pam…) và cũng không có kế thúc (pam… pam… pam… pàm…). Thì thôi, tạm kết vậy.
Có thể các nàng sẽ quăng câu hỏi nhớn lên không trung (coi chừng nó rớt xuống trúng u đầu!): “Vậy chớ bần tăng chủ trương cái lối viết tình dục như thế nào?” Thiệt tình mà nói thì bần tăng lại đành phải lôi ra lại cái “chủ trương” (!) của mình từ hồi khuya… rất khuya: “Bần tăng chủ trương
viết không có chủ trương. Và viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới là ăn chắc. Ai
muốn viết gì đó thì
cứ viết. Chết bỏ!
Rán chịu!”
Và cũng thiệt tình mà nói (bần tăng có khi nào vọng ngữ?) thì hai cái bài “Sục cặc trước bàn thờ” và “Xúc cát trước bàn thờ” bần tăng có viết thì cũng chỉ là “diết chơi cho dui” (?) dậy thôi. Nếu như không viết thì cũng chẳng chết một ai hay chết con ma nào hết ráo. Bởi lẽ trong cái thời buổi “hậu-hiện-đại” này, cái ranh giới giữa văn chương gợi dục và dâm thư, giữa
érotisme và
pornographie, nó đã nhòe nhoẹt mất rồi. Có lý đâu ở đó mà cãi nhau về cái giống “
đực / cái” của Thiên thần? Thứ nữa, vào thời điểm của thế kỷ 21 này, ở Âu Mẽo phim X. nó ê hề, sách báo dâm bôn có hình màu nó ê hề, trợ cụ hành dâm /
sex toys nó ê hề (mấy em
gays rất rành sáu câu vọng cổ cái tiết mục này), những cái
sites về
sex trên mạng lưới nó cũng ê hề, tùm lum, ngổn ngang, lăn lóc. Có còn ai đủ kiên nhẫn ở đó mà
đọc dâm thư,
che dù (xin nói lại: cho dù) là được viết bằng Anh ngữ? Nói chi đến văn chương tình dục / dâm thư của phe Á Nàm Dành ta. Trong lãnh vực tình dục, những gì mà phe ta tưởng là sáng tạo mới tinh khôi, thiệt ra thì cũng đã có ai đó viết như vậy rồi. Thêm nữa, còn viết hay hơn nhiều và viết xa hơn
rất nhiều. Dĩ nhiên, bây giờ phe ta có muốn viết lại thì cứ viết. Nhưng phải biết khiêm nhường một chút (
please!) Việc chi mà phải om sòm đến thế? Phun ra những tiếng tục tĩu thì ai mà phun chẳng được, miễn là biết nói biết viết, và ham hố ba cái chuyện dâm dật “gồ ghề trâng tráo”.
Quê một cục (lớn!) mà cứ hiu hiu tưởng (bở) là ta đây “tân kỳ” le lói, là đi trước mọi người! Để
hù thiên hạ. Vui nhỉ? Vả lại, có mấy ai đọc được văn chương tình dục viết bằng
Việt ngữ? Chẳng lẽ gửi cái loại văn chương tình dục đó về quê hương hình cong chữ S của ta để mà phục vụ cho Tổ quốc… ăn (củ) năn, ăn củ kiệu, ăn phở tái, ăn hủ tíu, hoặc ăn bún bò Huế gì đó cay chảy nước mắt? Và cũng cười chảy nước mắt luôn!
Cho dù có cố gắng cách mấy đi nữa bần tăng cũng không chừa được cái thói hư
“trêu hoa ghẹo nguyệt”: Rằng quen mất nết đi rồi! Xin các nàng thông cảm mà bỏ qua cho. Ô kê
SALEM (Sao anh làm em mệt!)?
Thôi thì kể từ nay bần tăng xin nhường sân chơi
“văn chương tình dục” lại cho các nàng. Thì tha hồ đấy! Riêng phần mình, bần tăng xin được phép ngáp một cái thiệt dài rồi “tét đèn mà đi ngu…ủ…ủ…” với sơn nữ Phà Ca. Tuy nhiên, trước khi lên giường, bần tăng cũng không cản được mình đập tay lên thành giường một cái thiệt mạnh (ui da!) mà lầu bầu một mình:
“Mẹ rượt! Văn chương là cái đếch gì mà phải nhọc lòng đến thế?” Lần này thì bần tăng “tét đèn mà ngu…ủ…ủ…” thiệt sự. “Xít lại gần chút nữa coi, em nhỏ Phà Ca!” Gút nai! Em bé quàng khăn đỏ!
Bagnolet, Pháp, tháng tám 2007 © 2007 talawas