trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 884 bài
  1 - 20 / 884 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcVăn học Việt Nam
Loạt bài: Hồ sÆ¡ Nhân văn-Giai phẩm
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121 
16.8.2007
 
Ý kiến của các văn nghệ sĩ phản đối nhóm phá hoại “Nhân văn–Giai phẩm”
 1   2   3 
 
Thư của 304 văn nghệ sĩ và cán bộ văn hoá ở lớp học văn nghệ lần thứ hai gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.

Chúng tôi 304 văn nghệ sĩ và cán bộ văn hoá ở trung ương và địa phương được Tiểu ban văn nghệ của Đảng triệu tập về học từ ngày 3-3-1958 đến ngày 14-4-1958, vô cùng sung sướng báo cáo lên Trung ương Đảng lớp học của chúng tôi đã đạt được những kết quả rất tốt đẹp.

Từ trước tới nay dưới ánh sáng của Đảng, chúng tôi mỗi ngày càng thấy con đường đi của mình một sáng sủa thêm, càng vững lòng tin ở tương lai của đất nước và tiền đồ của văn học, nghệ thuật. Đến lớp này, sau khi nghiên cứu hai văn kiện lịch sử của các Đảng cộng sản và Đảng công nhân họp ở Mát–scơ–va, chúng tôi nhận thấy rằng thời đại lịch sử của chúng ta ngày nay, mặc dù còn những đám mây u ám, chính là thời đại mà những người nghệ sĩ, những nhà văn hoá lớn của nhân loại từ bao thế kỷ nay hằng ao ước mơ tưởng: thời đại thắng lợi của hoà bình và của chủ nghĩa xã hội. Chúng tôi rất phấn khởi với những thành tựu to lớn của dân tộc ta trên con đường đấu tranh đầy chông gai để xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Do nhận thức được những sự chuyển biến mới mẻ của tình hình thế giới và cách mạng trong nước, chúng tôi càng thấy trách nhiệm nặng nề của mình, những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và văn nghệ.

Trong những thành tích lớn lao của nhân dân ta trong ba năm qua phong trào văn học, nghệ thuật đã có những cống hiến nhất định. Nhưng bên cạnh những thành tích đó, một bài học lớn cho chúng tôi là trong một thời gian dài, chúng tôi đã mơ hồ để cho những phần tử phá hoại len vào trong hàng ngũ, lôi kéo một số người, hoạt động gây nhiều thiệt hại cho phong trào văn học, nghệ thuật, đồng thời tiến hành những âm mưu đen tối chống lại chế độ và chủ nghĩa xã hội, chống Đảng và nhân dân. Bọn chúng là nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm, trước đây một năm đã hoạt động như một bọn “tác động tinh thần” ở miền Bắc. Trong Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai, Trung ương Đảng đã chỉ rõ tính chất phá hoại của nhóm Nhân văn-Giai phẩm và vạch đường đi tới cho văn nghệ sĩ. Song số đông chúng tôi vẫn mất cảnh giác nghiêm trọng, vấn đề bọn chúng tiếp tục những hành vi ám muội, lũng đoạn các cơ quan văn học, nghệ thuật, gây ra những tác hại lớn.

Trong tình hình ấy, lớp học này, do Đảng mở ra đã thức tỉnh chúng tôi, giúp chúng tôi nhận rõ được bộ mặt thật của bọn phá hoại, và càng xác định tính chất đúng đắn đường lối văn nghệ của Đảng. Chúng tôi càng thấy cần phải luôn luôn đặt mình dưới sự lãnh đạo của Đảng đi theo đường lối văn nghệ của Đảng, càng phải nâng cao cảnh giác, xiết chặt hàng ngũ thành một đội văn nghệ lớn mạnh của Đảng và của nhân dân, tiếp tục đấu tranh quét sạch những tư tưởng chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội trong văn nghệ, bảo vệ và phát triển đường lối văn học, nghệ thuật của Đảng. Chúng tôi kiên quyết sẽ lột mặt nạ của bọn phá hoại trước nhân dân đông đảo, bóc trần những âm mưu, luận điệu, hành động và thủ đoạn thù địch của chúng.

Chúng tôi sẽ tích cực theo lời khuyên nhủ của Đảng trong bức thư của Trung ương gửi Đại hội văn nghệ lần thứ hai, trước hết: “cần ra sức học tập chủ nghĩa Mác–Lê-nin, học tập đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, nâng cao lập trường, trau dồi tư tưởng và nghệ thuật”.

Chúng tôi nguyện, theo lời kêu gọi của Đảng, đi vào đời sống sản xuất và chiến đấu của công nông binh, tuỳ sức mỗi người mà tham gia lao động, để tiếp tục cải tạo mình và phản ánh được trung thực sự nghiệp vĩ đại của Đảng và nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dưới ánh sáng bức thư của Ban chấp hành trung ương Đảng gửi Đại hội văn nghệ lần thứ hai và nghị quyết của Bộ chính trị của Trung ương Đảng về việc chấn chỉnh công tác văn nghệ và quyết tâm của tất cả chúng tôi, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng từ đây nền văn học, nghệ thuật chúng ta sẽ tiến lên theo đà mới, phục vụ đắc lực hơn nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng trong giai đoạn mới.

Hà Nội, ngày 14-4-1958


*


Tú Mỡ (nhà thơ)
Nếu không có lớp học, cái chỗ ngứa mà địch gãi vào tôi sẽ nhiệm trùng tư sản, thành ra ghẻ lở mụn nhọt

Một số chúng ta cũng không phải ít đâu, trải qua ba năm sống trong hoà bình, liều thuốc phòng bệnh trước đây đã phai nhạt tiêu tán, và do tâm hồn yếu đuối chúng ta không đủ sức chống lại, nên các bệnh cũ của giai cấp tiểu tư sản lại có cơ ngóc dậy: bệnh tự kiêu, tự đại, bệnh địa vị, bệnh cầu an hưởng lạc, bệnh cá nhân chủ nghĩa với những biến chứng tai hại như quan liêu, tham ô, lãng phí, hủ hoá, tự do vô kỷ luật v.v…

Rồi những mầm mống độc của bọn gián điệp của địch còn cài lại reo rắc đã gặp được đất tốt để nẩy nở, những sự việc phỉnh khích, mua chuộc bằng đủ hình thức của bọn tư sản đầu cơ đã lũng đoạn tinh thần chúng ta, khiến một số chúng ta đã vô tình hay hữu ý sa vào những cạm bẫy rất nguy hiểm.

Trong tình trạng ấy, Đảng đã sáng suốt nhìn thấy những nguy cơ mà mắt chúng ta đã mù quáng chưa trông thấy, và từ xưa đến nay vẫn thế, Đảng như một người mẹ hiền đã tận tình đối với chúng ta để kịp thời cứu vớt chúng ta lên, cho chúng ta khỏi sa ngã xuống hố sâu vực thẳm.

Đảng đã kịp thời mở lớp chỉnh huấn này cũng như trước đây Đảng đã nhiều lần dạy bảo chúng ta.

Bằng lý luận Mác–Lê-nin Đảng đã soi sáng cho chúng ta thấy rõ bộ mặt ghê tởm của kẻ thù bên ngoài, đã vạch cho chúng ta thấy rõ mồn một những tư tưởng thù địch trong người chúng ta, khiến chúng ta đã phát giác được ra, chưa hẳn là tất cả, nhưng khá nhiều sai lầm khuyết điểm và tội lỗi nữa, tội lỗi với Tổ quốc, đối với Đảng, với Chính phủ, đối với nhân dân, đối với gia đình và cả đối với bản thân chúng ta nữa.

Qua những sự việc phát hiện trong lớp học, tôi đã rợn người kinh hãi, không ngờ chúng ta, những người đã đi theo cách mạng đã được rèn luyện trong kháng chiến như thế, lại có thể sa ngã đến như thế!

Tôi không khỏi rùng mình rằng dưới chế độ ta, trong đời sống tập thể lại có những hiện tượng thủ đoạn lừa lọc, mánh khoé đảo điên để kiếm chác tiền nong tranh giành địa vị, cuộc đời đầy cạm bẫy kiểu như người trong nhóm Nhân văn-Giai phẩm sống như vậy thật là mệt quá.

Vì riêng bản thân tôi, tôi cũng đau xót nhận thấy rằng, mặc dầu tôi không có điều gì bất mãn đối với Đảng, xưa nay vẫn tự hào là đã học tập và tiếp thu được chút vốn đức tính cách mạng, được các bạn, các đồng chí cho là tương đối trong sạch, mặc dầu đã già nửa đời người, hai thứ tóc trên đầu rồi, mà vẫn bị lôi cuốn vào con đường xấu, vẫn còn những tư tưởng sai lầm, biểu hiện ra những ý nghĩ, những lời nói, một vài hành động trái với đường lối của Đảng mà tôi đã tự nguyện noi theo. Tư tưởng xấu của nhóm phản động Nhân văn-Giai phẩm đã chui vào đầu óc tôi lúc nào, tôi cũng không biết.

Lớp học đã cho tôi thấy nguyên nhân bên trong thì chưa rứt hết được rễ sâu của giai cấp tính tiểu tư sản; bên ngoài thì bị bọn phản cách mạng phỉnh kích, bọn tư sản phản động cám dỗ mua chuộc, lợi dụng bằng những mánh khoé rất nham hiểm, xảo quyệt, gãi trúng vào chỗ ngứa để xỏ mũi [1] lôi đi theo chúng mà tôi vẫn không biết, vì tôi chân thực, dễ tin, tưởng rằng bụng người như bụng ta. Các đồng chí trong tổ học tập đã chỉ rõ tôi biết bản tâm tôi là lương thiện, nhưng chỉ vì chưa có một cơ sở chính trị vững vàng, cho nên thiếu cảnh giác, nhìn lệch lạc một chiều lập trường mơ hồ, không phân rõ gianh giới giữa bạn và thù.

Nếu không có lớp học chỉnh huấn này, cái chỗ ngứa mà địch gãi vào tôi sẽ nhiệm trùng tư sản, thành ra ghẻ lở, mụn nhọt, có thể nguy hại, cản bước tiến của tôi cũng như bước tiến của các bạn văn nghệ sĩ đến dự lớp học này, trên con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Lớp học này không những là một lớp huấn luyện chính trị mà là còn một lớp học luân lý thực hành luân lý cách mạng. Những bài giảng của các giảng viên cộng với những lời thảo luận, phê phán của các bạn học trong tổ và trên hội trường đã soi sáng vào những góc cạnh thầm kín nhất trong tâm hồn chúng ta để vạch rõ cho ta nhìn thấy ta, và như lời đồng chí Lê Duẩn nói, có nhìn thấy ta mới nhìn rõ địch, như vậy mới xây dựng cho ta được một lập trường đúng đắn, quyết tâm đi đúng con đường của Đảng, làm đầy tớ cho nhân dân lao động chứ không chịu làm thầy – nói chi làm tay sai cho tư bản.

Lớp học đã thành công rực rỡ. Điều làm tôi sung sướng nhất là: 304 anh em, không ai rơi rụng cả. Đối với những người có mụn nhọt, Đảng đã chích nặn máu mủ độc ta thấy đau rát nhưng đã được nhịt thuốc và băng bó khỏi; đối với những người mụn nhọt chưa phát ra Đảng đã cho ta uống những chén thuốc đắng, có người xưa nay chỉ quen mùi đường mật đã cố ý phun thuốc ra, nhưng Đảng đã kiên trì giỗ cho uống hết, thuốc đắng đã tiêm độc và chữa khỏi bệnh.

Trước những kết quả ấy, chúng ta phấn khởi, nhưng không chủ quan và thấy cần còn phải đấu tranh lâu dài và gian khổ nữa sau lớp học, để cải tạo tư tưởng, có thế ta mới tránh khỏi bệnh cũ tái phát, mới có đủ nghị lực để đấu tranh với địch, dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của Đảng để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta nguyện đoàn kết nhất trí đi với Đảng tới cùng vì con đường của Đảng là con đường vinh quang, con đường duy nhất, không có con đường nào khác, để làm Tổ quốc thân yêu của chúng ta độc lập, thống nhất, dân chủ và giầu mạnh.

14-4-1958


*


Hằng Phương (nhà thơ)
Tác hại của tư tưởng “Nhân văn” đối với phụ nữ

Chúng ta đều biết tác hại của tư tưởng phản động của nhóm “Nhân văn”: Nguyễn Hữu Đang, Trương Tửu, Phan Khôi, Trần Duy, v.v…

Chúng là một bọn cơ hội, có đầu óc cường hào, chỉ muốn ăn trên ngồi trốc, muốn được tự do cá nhân vô kỷ luật để thoả mãn thú tính bản thân. Trần Đức Thảo đã nêu lên một triết lý: nhiệm vụ của vô sản chuyên chính là phát triển tự do cá nhân để chống đối lại chuyên chính vô sản. Chúng là những kẻ chẳng kể gì Tổ quốc, đồng bào, sống chết mặc bay, dù có làm tôi tớ cho đế quốc, miễn là riêng bản thân chúng được sung sướng.

Thừa lúc trong nước Đảng ta có sai lầm về cải cách ruộng đất, ngoài nước có vụ Hung-ga-ri và Pô-dơ-nan, bọn đầu cơ chính trị ấy đã nổi lên câu kết với tư sản phản động đòi “mở rộng dân chủ”, theo lối của chúng nghĩa là mở rộng những hoạt động phá hoại chế độ. Dã tâm, của chúng là muốn đi tới vận động biểu tình chống Đảng, chống chế độ.

Chúng nói người cộng sản không có tim có óc, nhưng trong khi người cộng sản Việt nam đã đem xương máu của mình giành lại tự do cho dân tộc, rồi lại đem sức lao động kiến thiết xã hội xã hội chủ nghĩa, một xã hội có tổ chức, có kỷ luật, và nhất là không có người bóc lột người, thì chính bản thân chúng toàn là những kẻ ăn chơi, truỵ lạc, bệ rạc. Thậm chí đối với vợ con, chúng cũng là kẻ có tội. Bọn đó đa số có vợ rồi lại bỏ vợ. Phụ nữ là nạn nhân của chúng. Lại có những kẻ mà khi đến chơi nhà bạn, bạn phải dặn vợ mình khi chồng đi vắng thấy đến là phải đóng cửa kêu lên! Bọn đó lại bắt vợ con những người trong trắng ra ngồi góc đường bán báo Nhân văn, chúng dùng vợ con làm công cụ để bêu rếu chế độ ta! Đáng thương nhất là những phụ nữ nhi đồng đó có biết đâu tờ báo mình bán là bẩn thỉu có biết đâu tư tưởng của tờ báo ấy là phá hoại hạnh phúc của chính mình. Vợ con cực nhục như vậy còn họ thì làm gì? Hút thuốc phiện, chơi gái, ăn uống bừa bãi ở các tiệm. Chính những văn nghệ sĩ truỵ lạc ấy đã tự thú nhận như vậy trong lớp học vừa rồi.

Tư tưởng cá nhân chủ nghĩa sa đoạ đó thể hiện trong thơ Lê Đạt như thế nào. Các bạn hãy nghe trong bài “Gia đình”:

Hai vợ chồng xô xát
Bát đĩa quăng khắp nơi
Tim người giá moi được
Cũng ném đi cho rồi
Biết thế này thà không lấy nhau…
trước kia họ yêu thương nhau như thế nào:

… Không lấy được nhau thì chỉ còn có chết…

mà bây giờ căm tức nhau muốn moi tim nhau ra chỉ vì:

Nhiều dự định sa lầy trong đống tã
Cuộc sống gieo neo vất vả
...................
Hàng Tiệp về không có tiền mua…

vì thế mà:

… Không đủ sức yêu nhau cho trọn vẹn đến cùng…

rồi đến nỗi:

Chân chết đứng giữa nửa chừng cuộc sống…

Chị em phụ nữ chúng ta ngày nay đều thấy rằng hạnh phúc gia đình không phải ở chỗ nhà cao cửa rộng, mặc đẹp ăn ngon, mà ở chỗ đôi vợ chồng ý đầu tâm hợp, cùng tìm thấy lẽ sống, cùng đi một con đường là phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, cùng góp phần vào xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Càng vất vả, tình yêu càng khăng khít. Trong kháng chiến nhiều gia đình đã trải qua nhiều gian khổ. Ngày nay trong hoà bình, mức sống tuy chưa đầy đủ, nhưng nhất định là có dễ chịu hơn. Như vậy gian khổ đã có nhau, sung sướng ít hay nhiều cũng phải có nhau. Làm gì có những đôi vợ chồng đối xử với nhau tàn nhẫn đến như vậy. Đây là một cách phát động tư tưởng tinh vi của Lê Đạt đối với những người nội trợ, để cho họ thúc đẩy chồng phản đối chế độ, mà bọn Nhân văn vu khống là đã bần cùng hoá nhân dân.

Rồi đây bài “Gặp lại”:

Lê Đạt tả một chị chỉ huy du kích, trong thời kỳ kháng chiến đã anh dũng thản nhiên trong gió mưa đại bác. Thế mà năm năm sau gặp lại thì:

Không nhận ra được nữa
chị đã lấy chồng…
...................…………
Bao nhiêu chịu đựng nhục nhằn
Leo lét cúi nhìn xuống đất
và....................

Chồng đánh chửi như cơm bữa
Sợ chồng lâu dần chị không công tác nữa…

Nếu muốn đưa ra một con người điển hình thì phải là con người có thể tiêu biểu cho thế hệ. Nêu lên một con người điển hình là biểu hiện lập trường tác giả đứng về phe nào. Ngày nay đâu có người phụ nữ Việt nam đã tham gia đấu tranh như vậy mà còn “chịu đựng nhục nhằn” để cho chồng đánh mình như cơm bữa.

Lê Đạt bịa ra cảnh gia đình địa ngục giả tạo này để bôi nhọ chế độ ta, cho là xã hội ta vẫn khổ sở tối tăm, nhân dân vẫn u mê như thời thực dân phong kiến.

Cuối cùng bài thơ này Lê Đạt thêm một câu nước mắt cá sấu:

Hàng nghìn năm
nặng trên lưng người phụ nữ.

Thật ra hàng mấy nghìn năm rồi, không cứ phụ nữ Việt nam, phụ nữ toàn thế giới đều khổ cực. Ngày nay đã có Đảng dìu dắt chị em phụ nữ chúng tôi, chúng tôi đang phấn khởi cố gắng làm tròn nhiệm vụ để được xứng đáng với những quyền lợi Đảng đã đem lại cho chúng tôi. Chúng tôi cương quyết vạch mặt những kẻ phản động phỉnh phờ, gieo rắc những tư tưởng phá hoại hạnh phúc gia đình vào hàng ngũ chị em phụ nữ.

4-1958


*


Đoàn Văn Cừ (nhà thơ)
Chúng ta không công nhận những tác phẩm sa đoạ của nhóm đó.

Tôi nghĩ rằng trước kia, trong hồi Pháp, Nhật thuộc, người văn nghệ sĩ dù không muốn cũng đã ít nhiều cầm bút đi ngược lại quyền lợi của dân tộc. Chỉ từ sau Cách mạng tháng Tám, họ mới tìm thấy được con đường sống chính đáng. Cách mạng đã giải phóng ngòi bút họ, đã giành lại cương vị xứng đáng trong xã hội, nhân dân yêu quý họ, tặng họ danh hiệu vẻ vang “kỹ sư tâm hồn”. Họ đã thật sự được tự do nói lên tiếng nói tự hào của Tổ quốc, của tình quốc tế vô sản cao cả, tiếng nói của chính nghĩa, của hoà bình. Nhiều tác phẩm ưu tú bắt nguồn trong sự vươn mình vĩ đại của dân tộc đã thật sự hình thành và đương đà phát triển. Đó là một sự thật hiển nhiên mà chỉ có kẻ cố tình quên ơn cách mạng mới không nhìn thấy.

Với một số tác phẩm sa đoạ của nhóm Nhân văn - Giai phẩm núp dưới chiêu bài bịp bợm phấn đấu cho “Trăm hoa đua nở” để đả kích vào sự lãnh đạo của Đảng, bóp méo sự thật, gieo rắc bất mãn, hoài nghi đối với chế độ, có thể nói đây là một sự phản phúc hết sức trắng trợn, một sự len lỏi, lũng đoạn văn học cách mạng bằng lối đánh lộn sòng chữ nghĩa một cách nham hiểm gian hùng “Hãy đi mãi” của Trần Dần, “Ông Năm chuột” của Phan Khôi đầu hàng trước sự tấn công điên cuồng của giai cấp thù địch trên lĩnh vực nghệ thuật tư tưởng.

Tất cả những người cầm bút tiến bộ có mặt hiện nay trên miền Bắc không công nhận những tác phẩm đồi truỵ của nhóm đó trong hàng ngũ mình, kiên quyết đi theo sự lãnh đạo của Đảng phấn đấu không ngừng cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội.


*


Trần Văn Cẩn (Hoạ sĩ)
Chân tướng của bọn phá hoại đã phơi bày rất xấu xa

Trong kháng chiến tôi đã dự hai lần chỉnh huấn. Sau hai lần ấy tôi đều được đi tham gia thực tế. Qua lần ấy, tôi đã thấy sự chí tình của Đảng đối với chúng tôi như thế nào? Qua công tác thực tế, vấn đề sản xuất và cải cách ruộng đất chúng tôi đã được rèn luyện về nhận thức và tình cảm.

Lớp này, kết quả đạt được lại cao hơn nhiều. Trong công tác, tôi chuyên về chuyên môn, nên cứ nghĩ cố gắng tích cực công tác cũng có thể đóng góp được, do đó tôi, phiến diện nhìn không hết tình hình. Thời gian qua tôi cũng cảm thấy ghét bọn phá hoại Nhân văn - Giai phẩm vì có một sự phản ứng tự nhiên, (chúng tôi là những người xây dựng; ghét nhưng không hiểu ra làm sao cả. Qua lớp này, chân tướng của bọn ấy phơi bày rất xấu xa, chúng tôi nhận được rất rõ đâu là địch đâu là ta. Trước cũng biết bọn ấy là lếu láo nhưng bản chất của chúng thì thấy không hết.

Cũng ở lớp này, tôi thấy rõ phương pháp giáo dục, phê bình tự phê bình của Đảng. Sự ân cần của Đảng làm cho tất cả chúng ta, nhiều ít đều có sai lầm, đều đã thấy hết khuyết điểm của mình; ngay cả những anh em có nhiều tội lỗi nặng cũng vậy.

Kết quả đó là một thắng lợi lớn. Nhưng đó chỉ là bước đầu, cần phải kinh qua một cuộc đấu tranh tiếp tục nữa. Như bản thân tôi, cũng còn cần phải kinh qua công tác, thực tế nữa mới phát triển kết quả lớp học lên được. Trong lớp học anh em chúng tôi đã gắn bó với nhau hơn; sau lớp này chúng tôi còn cần phải gắn bó với nhau hơn nữa, xếp thành hàng ngũ chặt chẽ để tiếp tục đấu tranh, để xây dựng ngành nghệ thuật chúng tôi.

Trong công tác thực tế, có nhiều việc rất nhỏ, nhưng chứa đựng một nội dung rất phong phú, có kinh qua công tác thực tế, mới bồi dưỡng được tình cảm.

Khi nghe qua báo cáo về tình hình thế giới, tôi có liên hệ đến một bức tranh của tôi, bức tranh là một tổ phụ nữ đan áo, nhưng nghĩ lại thì quả là tôi chưa có một nhận định gì khác ngoài những hình sắc bề ngoài, do đó mà tình cảm ở bức vẽ cũng không có gì sâu sắc ngoài sắc thái trang trí của nó. Bây giờ qua học tập tôi mới thấm thấy được qua cuộn len đan, cả một tấm hình cao đẹp, thắm thiết của các đồng chí bạn đối với ta, nhất là các đồng chí Liên xô, Trung quốc đã giúp đỡ chúng ta chí tình, trong những việc lớn lao cũng như đã lo lắng giúp ta giải quyết cả đến công ăn việc làm hàng ngày. Anh em ruột thịt chưa dễ đã lo lắng cho nhau đến thế. Con mắt của tôi nhìn một chiếc áo, một cuộn len, một thùng bột bây giờ mới có được chiều sâu tình cảm. Chỉ nói đến những việc thông thường thôi mà cái nội dung chứa đựng bên trong đã súc tích như vậy thì mối tình thương yêu giai cấp, mối tình quốc tế cao cả càng nồng đậm biết bao!

Nhìn toàn bộ hay nhìn bộ phận, con đường Cách mạng xã hội chủ nghĩa đã rất rõ. Bước đường Cách mạng ở nước ta là nằm trong con đường cách mạng chung của thế giới. Trước đây tôi mơ hồ và thiếu cảnh giác. Bây giờ tôi mới nhận thấy do lập trường mình bấp bênh, đầu óc nặng chuyên môn, và con mắt nhìn của mình mà như thế. Đến lớp này, tôi mới thấy ra được, sau lớp học, tôi mong được đi vào thực tế như trước; nhưng chắc chắn lần này đi vào thực tế, tôi sẽ nhìn được sâu sắc hơn. Tôi tin tưởng như thế.

Chúng tôi thường nói đến chữ “sensibilité” nhưng cái đó cũng mơ hồ lắm, vì không biết sensibilité của công nông binh như thế nào? Ở Hội hoạ cũng như các ngành khác, sáng tác cần có tình cảm. Nhưng tình cảm đó phải là tình cảm của công nông binh mới được.

Tôi hứa với tất cả các đồng chí tôi sẽ cố gắng, và tôi tin là sẽ cố gắng được. Chúng ta đấu tranh giúp đỡ lẫn nhau, Đảng lại tiếp sức cho, chúng ta sẽ được thúc đẩy nhau cùng tiến bộ.


*


Lương Xuân Nhị (Hoạ sĩ)
Chúng ta nhất định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa

Cuộc cách mạng lớn về tư tưởng đang được tiến hành trong giới văn nghệ, đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử văn học nghệ thuật nước nhà.

Lớp học tổ chức cho anh chị em văn nghệ sĩ lần này đã giúp tôi rất nhiều trong việc phân biệt tư tưởng thù địch và tác hại của nó trong giai đoạn cách mạng tiến lên xã hội chủ nghĩa

Văn nghệ là một thứ vũ khí sắc bén có một tác dụng nhất định trong cuộc đấu tranh tư tưởng và chính trị. Người văn nghệ sĩ, nếu trong tư tưởng chưa xác định cho mình một lập trường vững chắc, để sa vào [2] âm mưu của bọn thù địch và bị lợi dụng lúc đó họ trở nên công cụ để phản lại Tổ quốc. Chúng ta đã vạch rõ được những mánh khoé xảo quyệt của phần tử Nhân văn–Giai phẩm định núp dưới chiêu bài của chú nghĩa Mác–Lê-nin, dùng văn nghệ để phục vụ cho mục đích chính trị phản động, ăn khớp với luận điệu xuyên tạc của bọn Mỹ Diệm ở miền Nam, lũng đoạn trong mọi ngành văn học nghệ thuật, gây hoang mang và tác hại trong tư tưởng của tầng lớp trí thức thanh niên, học sinh, tư sản và tiểu tiểu tư sản.

Nhưng chúng ta đã đả phá đến tận gốc rễ của nguồn tư tưởng tư sản thù địch ấy. Tuy nhiên chưa hẳn chúng ta đã quét sạch được tư tưởng ấy trong chốc lát, nó luôn luôn đợi thời cơ để trở lại trong nếp suy nghĩ, trong sinh hoạt, trong hành động. Bởi vậy ở mỗi người văn nghệ sĩ cần có sự cảnh giác từng giờ từng phút và kiến định một lập trường xã hội chủ nghĩa vững chắc.

Trước mắt người văn nghệ sĩ, hai con đường đã được vạch rõ để họ tự nguyện lựa chọn. Một là đi theo con đường vinh quang của nhân dân, hai là trở lại con đường nô lệ đế quốc, phản lại nhân dân, con đường phản quốc. Nhất định là giới văn nghệ Việt nam kiên quyết đi theo con đường trên, và vạch trần bộ mặt gian hiểm của bọn phá hoại Nhân văn-Giai phẩm, bọn chống Đảng, chống Tổ quốc, chống nhân dân, chống xã hội chủ nghĩa.



[1]Nguyên văn: sỏ mũi (talawas)
[2]Nguyên văn: xa vào (talawas)
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ, số 12, tháng 5 năm 1958 – Số đặc biệt thứ hai chống Nhân văn–Giai phẩm, trang 59-121. Bản Ä‘iện tá»­ do talawas thá»±c hiện.